Tình huống lâm sàng –

Rối loạn điện giải


  • TNRLDG1

    Bệnh nhân nam 70 tuổi tiền căn bệnh thận mạn, đái tháo đường và suy tim sung huyết nhập viện vì lượng nước tiểu giảm, mệt mỏi và khó thở. Ông ta không nhớ mình đang dùng thuốc gì và cũng không đem theo toa thuốc.

    Đang chờ kết quả xét nghiệm. ECG như trong hình bên dưới.

    Bằng những thông tin hiện có, xử trí ban đầu phù hợp nhất là gì?

    A. Insulin tĩnh mạch
     Chưa chính xác! 

    ECG ghi nhận sóng T cao nhọn, phân ly nhĩ thất nên gợi ý nhiều tăng kali máu. Cần can thiệp hạ kali máu ngay khi có hình ảnh tăng kali trên ECG.

    Insulin làm kali dịch chuyển vào nội bào và giúp giảm nồng độ kali máu. Đối với bệnh nhân đường huyết bình thường thì cần kết hợp insulin và glucose để giảm nguy cơ hạ đường huyết. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết thì nên dùng insulin đơn trị liệu. Tuy nhiên, hiện tại đang chờ kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nên cần thận trọng đánh giá đường huyết trước khi chỉ định insulin.

    B. Natri bicarbonate tĩnh mạch
     Chưa chính xác! 

    ECG ghi nhận sóng T cao nhọn, phân ly nhĩ thất nên gợi ý nhiều tăng kali máu. Cần can thiệp hạ kali máu ngay khi có hình ảnh tăng kali trên ECG.

    Natri bicarbonate cũng đưa kali vào nội bào nhưng kém hiệu quả hơn insulin. Cần lưu ý bệnh nhân bệnh thận nặng hoặc tình trạng quá tải thể tích (như suy tim sung huyết) có thể không chịu được tác dụng phụ kiềm hóa máu và lượng natri nhập thêm này. Tốt nhất, nên kiểm tra nồng độ bicarbonate và creatinin huyết thanh trước khi tiêm tĩnh mạch natri bicarbonate.

    C. Dung dịch saline ưu trương 3%
     Chưa chính xác! 

    ECG ghi nhận sóng T cao nhọn, phân ly nhĩ thất nên gợi ý nhiều tăng kali máu. Cần can thiệp hạ kali máu ngay khi có hình ảnh tăng kali trên ECG.

    Nước muối ưu trương không có vai trò trong điều trị tăng kali máu.

    D. Natri polystyrene sulfonate uống
     Chưa chính xác!  ECG ghi nhận sóng T cao nhọn, phân ly nhĩ thất nên gợi ý nhiều tăng kali máu. Cần can thiệp hạ kali máu ngay khi có hình ảnh tăng kali trên ECG.

    Natri polystyrene sulfonate (Kayexalate) là một resin trao đổi cation sẽ gắn với kali trong đường tiêu hóa và làm giảm kali huyết thanh. Tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm nên đây không phải là can thiệp ban đầu tốt nhất.

    E. Calci gluconate tĩnh mạch
     Chính xác! 

    ECG ghi nhận sóng T cao nhọn, phân ly nhĩ thất nên gợi ý nhiều tăng kali máu. Ngoài ra, có thể ghi nhận PR và QRS kéo dài. Suy giảm điện thế tiến triển có thể dẫn đến kéo dài QRS và biểu hiện sóng sin. Và hậu quả cuối cùng có thể là rung thất và vô tâm thu.

    Yếu tố nguy cơ tăng kali máu trên bệnh nhân này là đái tháo đường và bệnh thận mạn. Ngoài ra, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta và spironolactone cũng có thể gây tăng kali máu.

    Tăng kali máu dưới 7,5 mEq/L thường không gây rối loạn nhịp nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu có bằng chứng tăng kali máu trên ECG thì cần can thiệp ngay.

    Calci gluconate thường được sử dụng để giảm kích thích màng tế bào. Thuốc bắt đầu có tác dụng trong vòng 5 đến 10 phút và kéo dài đến 1 giờ. Bệnh nhân này không có chống chỉ định với calci.

    Natri bicarbonate, insulin, và albuterol dạng hít cũng hiệu quả trong điều trị tăng kali máu, theo cơ chế hoạt hóa thụ thể beta sẽ chuyển kali vào nội bào. Tuy nhiên những điều trị này chỉ đưa kali vào nội bào, phải chú ý loại bỏ kali thừa ra khỏi cơ thể. Điều trị giúp thải kali bao gồm natri polystyrene sulfonate (Kayexalate), lợi tiểu furosemide, hoặc chạy thận nhân tạo.

    Xem các câu trả lời khác để được giải thích cụ thể hơn vì sao không chọn.

Chọn case: