Bệnh nhân nữ 52 tuổi tiền căn sử dụng rượu mỗi ngày đến khám với than phiền bụng to và phù chân vài tháng qua.
Khám lâm sàng ghi nhận dấu sao mạch, lòng bàn tay son, báng bụng, dấu sóng vỗ dương tính, gõ bụng vùng đục di chuyển, và phù mềm hai chi dưới.
Các kết quả xét nghiệm như sau:
- AST = 90 U/L.
- ALT = 40 U/L.
- Bilirubin = 3.0 mg/dL.
- Albumin = 2.9 g/dL.
- INR = 2.0
- Creatinin = 0.9 mg/dL (độ lọc cầu thận ước đoán là 45mL/min/m2).
Mặc dù được dùng furosemide 40 mg mỗi ngày nhưng cân nặng và phù của bà không giảm.
Lý do nào sau đây khiến lợi tiểu không hiệu quả trên bệnh nhân này?
A. Giảm hấp thu furosemide tại ruột
Chưa chính xác!
Những bệnh nhân giảm albumin nặng đôi khi có phù thành ruột gây ức chế hấp thu một số thuốc, nhưng tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân hội chứng thận hư và bệnh nhân có albumin <1.0 g/dL.
B. Furosemide gắn với protein trong máu, do đó giảm albumin máu dẫn đến giảm nồng độ furosemide tự do trong máu
Chưa chính xác!
Furosemide không gắn kết với protein.
C. Furosemide không hiệu quả trên bệnh nhân giảm độ lọc cầu thận
Chưa chính xác!
Mặc dù furosemide kém hiệu quả hơn khi độ lọc cầu thận giảm nhưng thường vẫn đạt hiệu quả khi GFR <30 mL/min/m2. GFR của bệnh nhân này là 45.
D. Tăng aldosteron dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống lượn xa
Chính xác!
Bệnh nhân với các triệu chứng điển hình của xơ gan bao gồm sao mạch, lòng bàn tay son, và nếu ở nam còn có nữ hoá tuyến vú và teo tinh hoàn. Ngoài ra, khám lâm sàng ghi nhận báng bụng, nguyên nhân do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Dù cơ chế vẫn chưa được hiểu rõ nhưng những bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có tăng nồng độ aldosterone cao trong máu.
Furosemide là lợi tiểu quai nên làm tăng vận chuyển natri đến ống lượn xa, nhưng tại đây natri được tăng tái hấp thu dưới tác dụng của aldosterone. Do đó, bệnh nhân báng bụng và phù do tăng áp lực tĩnh mạch cảnh thường dùng lợi tiểu đối kháng aldosterone (ví dụ spironolactone) thay vì lợi tiểu quai.
E. Bệnh nhân bị phù mạch bạch huyết nên không đáp ứng với lợi tiểu
Chưa chính xác!
Phù mạch bạch huyết không đáp ứng với lợi tiểu, nhưng phù bạch mạch biểu hiện là phù ấn không lõm và thường một bên nên không nghĩ trên bệnh nhân này.