TMRLN9

Bệnh nhân nam 64 tiền căn đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp kiểm soát tốt đến khám vì tự phát hiện nhịp tim không đều. Không ghi nhận triệu chứng suy tim hay cường giáp.

Ông đang dùng lisinopril 10 mg mỗi ngày, metformin 850 mg 2 lần/ngày và thừa nhận uống rượu “say quá chén” nhiều năm qua.

Khám lâm sàng:

  • Nhịp tim “không đều một cách không đều” (irregularly irregular), tần số 84 lần/phút.
  • Mỏm tim ở đường trung đòn trái.
  • Không gallop hay âm thổi.
  • Không tĩnh mạch cổ nổi.
  • Phổi không rale.

Cận lâm sàng:

  • ECG như hình bên dưới.
  • Siêu âm tim kết quả chức năng tâm thu thất trái bình thường, giảm chức năng giữa thì tâm trương, phì đại thất trái nhẹ, và không bất thường về mạch máu.

Xử trí nào sau đây là phù hợp nhất để phòng ngừa huyết khối lấp mạch từ tim trên bệnh nhân này?

A. Aspirin 81mg mỗi ngày
 Chưa chính xác!  Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.

B. Clopidogrel 75mg mỗi ngày
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể.

C. Warfarin với INR mục tiêu từ 2.0 đến 3.
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể.

D. Apixaban 5mg 2 lần/ngày
 Chính xác! 

Thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân này là 2 điểm nên có chỉ định dùng thuốc kháng đông. Nếu CHADS2 bằng 0 thì dùng aspirin đơn độc. CHADS2 bằng 1 là điểm giữa, nghĩa là nguy cơ đột quỵ gần bằng nguy cơ xuất huyết do dùng kháng đông.

Cơ bản là những bệnh nhân có CHADS2 bằng 2 điểm trở lên thì có chỉ định dùng warfarin chỉnh liều theo INR. Tuy nhiên tiền căn uống rượu nhiều của bệnh nhân có thể ảnh hưởng chức năng gan. Bệnh lý gan có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hoà các yếu tố tham gia vào con đường đông máu, do đó làm tăng nguy cơ xuất huyết và cả huyết khối. Đây là trở ngại lớn trong quyết định điều trị và theo dõi INR mục tiêu.

Kháng đông thế hệ mới như dabigatran, rivaroxaban, và apixaban hiệu quả ngang warfarin và ít phụ thuộc vào theo dõi chỉnh liều hơn. Nên chọn đáp án D thay vì C. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của kháng đông thế hệ mới là thiếu thuốc giải độc (antidote) để kịp thời đảo ngược tình trạng kháng đông.

Aspirin được khuyến cáo trên bệnh nhân có CHADS2 0 điểm hoặc 1 điểm và có nguy cơ xuất huyết nếu dùng thuốc kháng đông. Chưa có nghiên cứu cho thấy clopidogrel giúp phòng ngừa huyết khối trong rung nhĩ. Nên không chọn đáp án A và B.

Điều thú vị là bệnh nhân đã chuyển về nhịp xoang cũng cần tiếp tục kháng đông duy trì vì vẫn có khả năng xuất hiện cơn rung nhĩ thoáng qua. Ngoài ra, chuyển nhịp tim (bằng điện hoặc thuốc như amiodarone) cũng có nguy cơ cao hình thành huyết khối. Do đó không được kê amiodarone cho bệnh nhân rung nhĩ mạn tính mà không kèm theo thuốc kháng đông hay chưa chứng minh là không có huyết khối trong tiểu nhĩ bằng siêu âm tim qua thực quản. Nên không chọn đáp án E.

E. Amiodarone 200mg 2 lần/ngày để chuyển bệnh nhân về nhịp xoang bình thường.
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.