Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ



Âm hộ và cơ sàn chậu

Âm hộ là cơ quan sinh dục nữ có thể nhìn thấy bên ngoài, được giới hạn bởi gò mu ở phía trước, hậu môn ở phía sau, và nếp sinh dục đùi hai bên.

Đáy chậu nằm giữa lỗ niệu đạo và hậu môn, bao gồm cả da và cơ nằm bên dưới.

Gò mu gồm phần da có lông mu bên trên khối mô mỡ nằm trên khớp mu.

Môi lớn là nếp da lớn, có lông, ở hai bên, được cấu tạo từ mô mỡ và mô sợi bám từ gò mu đến trung tâm gần đáy chậu.

Âm vật là một cơ quan ngắn, rất nhạy cảm, đầu âm vật nhìn thấy được ở bên ngoài. Âm vật ở nữ tương ứng với dương vật ở nam.

Môi nhỏ là một nếp da mỏng, không có lông, ở hai bên, nằm giữa môi lớn và xuất phát từ âm vật.

Tiền đình là khe giữa môi bé và chỉ được nhìn thấy khi được tách ra.

Tuyến Bartholin nằm ở mỗi bên của lỗ âm đạo, ống tuyến mở ra tại vị trí 5 và 7 giờ.

Lớp nông tầng sinh môn chứa cơ hành hang, cơ ngồi hang, và cơ ngang đáy chậu nông. Nó xuất phát từ lớp sâu của cần tầng sinh môn nông và lên đến hoành niệu dục.

Hoành niệu dục (mảng đáy chậu) là một tấm mô sợi cơ hình tam giác dày đặc, kéo dài từ khớp mu đến ụ ngồi ở nửa trước của khung chậu ngoài. Chức năng chính là nâng đỡ âm đạo và đáy chậu.

Hoành chậu ở trên hoành niệu dục và tạo thành giới hạn dưới của khoang bụng chậu. Nó bao gồm một dải cân hình phễu và cơ (cơ nâng hậu môn, cơ cụt).

Giải phẫu cơ quan sinh dục trong và vùng chậu hai bên

Tử cung là một cơ quan cấu tạo bởi cơ và mô xơ, có hình dạng, trọng lượng, và kích thước thay đổi đáng kể. Đỉnh tử cung hình vòm được gọi là “đáy”.

Cổ tử cung được kết nối với tử cung bởi cổ trong. Được cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết dạng sợi dày đặc. Kênh cổ tử cung mở vào âm đạo ở cổ ngoài.

Âm đạo là một ống có thành mỏng, có thể giãn nở, cấu tạo bởi sợi cơ kéo dài từ tiền đình âm hộ đến cổ tử cung.

Vòi trứng gồm hai tai vòi được phát sinh từ phần bên trên của tử cung, trở nên rộng ra ở đoạn thứ ba đầu xa của nó (đoạn bóng) và kết thúc tại các tua vòi.

Buồng trứng có màu xám trắng, hình dạng giống quả hạnh nhân gắn với tử cung bởi dây chằng tử cung-buồng trứng và vách chậu hai bên bởi một cuống mạch máu buồng trứng và dây chẳng treo buồng trứng.

Niệu quản là một ống cấu tạo từ cơ ở hai bên, màu trắng, có chức năng làm ống dẫn nước tiểu từ thận đến tam giác bàng quang. Niệu quản đi ngang qua chỗ chia đôi của động mạch chậu chung từ phía bên đến giữa tại vị trí vách chậu trước khi đi phía dưới các mạch máu tử cung ở hai bên cổ tử cung (“nước dưới cây cầu”).

Bàng quang là một cơ quan cấu tạo từ cơ, rỗng, nằm giữa khớp mu và tử cung. Kích thước và hình dạng thay đổi theo lượng nước tiểu.

Đại tràng sigma vào vùng chậu bên trái, tạo thành trực tràng ở ngang đốt sống cùng thứ hai và thứ ba và kết thúc ở ống hậu môn.

Dây chẳng tròn là cặp dây chằng cấu tạo từ mộ sợi, ở hai bên, xuất phát từ đáy tử cung và đi ra khỏi vùng chậu thông qua lỗ bẹn. Chúng ít có tác dụng nâng đỡ.

Dây chẳng rộng là lớp phúc mạc quặt ngược bám từ thành chậu đến tử cung. Chúng hầu như không có tác dụng treo, nhưng có tác dụng bao bọc ống dẫn trứng, buồng trứng, dây chẳng tròn, niệu quản, và các cấu trúc vùng chậu khác.

Dây chằng Mackenrod có tác dụng nâng đỡ cho tử cung và cổ tử cung. Nó bám từ hai bên cổ tử cung và âm đạo đến vách chậu.

Dây chẳng tử cung-cùng đóng một vai trò nhỏ trong việc nâng đỡ cổ tử cung. Nó bám từ phía sau phần trên cổ tử cung đến đốt sống cùng thứ ba.

Động mạch cung cấp máu của vùng chậu

Động mạch chủ chia đôi ở đốt sống thắt lưng thứ tư để hình thành hai động mạch chậu chung, và sau đó tiếp tục chia đôi để hình thành động mạch chậu ngoài và động mạch hạ vị (chậu trong).

Động mạch chậu ngoài đi theo dây chẳng bẹn để trở thành động mạch đùi.

Động mạch hạ vị chia thành các nhánh trước và sau để cung cấp máu cho vùng chậu.

Động mạch buồng trứng xuất phát từ động mạch chủ ở dưới thận và theo dây chẳng treo buồng trứng vào buồng trứng.

Động mạch mạc treo tràng dưới (inferior mesenteric artery, IMA) phát sinh tử phần thấp của động mạch chủ, khoảng 3 cm trên chỗ phân đội, cung cấp máu cho đại tràng xuống. Động mạch mạc treo tràng dưới cung cấp máu đáng kể cho vùng chậu thông qua các nhánh của động mạch hạ vị.

Động mạch thẹn trong cung cấp máu cho trực tràng, môi âm hộ, âm vật, và đáy chậu.

Phân bố thần kinh đường sinh dục

Đám rối hạ vị trên là thành phần chính của hệ thần kinh tự chủ phân bố thần kinh đến các cơ quan sinh dục bên trong.

Thần kinh chậu hạ vị đi phía trong gai chậu trước-trên ở thành bụng để cung cấp cho da vùng mu. Các dây thần kinh chậu bẹn nằm hơi về phía trong hơn, phân phối cung cấp cho bụng dưới, phần trên của môi lớn, và phần giữa của đùi. Cả hai dây thần kinh này có thể bị kẹt vào vết khâu da nằm ngang.

Thần kinh thẹn phát sinh từ đám rối thần kinh cùng và đi cùng với động mạch và tĩnh mạch thẹn vào ống thần kinh thẹn (ống Alcock) phân bố cho cả sợi vận động và sợi cảm giác đến các cơ và da của đáy chậu.

Dẫn lưu bạch huyết

Âm hộ và 1/3 dưới âm đạo được dẫn lưu bởi chuỗi bạch huyết thông nối 2 đầu của hệ thống ống dẫn lưu mà chủ yếu đổ về các hạch bẹn nông và sâu.

2/3 trên âm đạo và cổ tử cung chủ yếu dẫn lưu về hạch bạch huyết vùng chậu (hạch bịt, hạch chậu ngoài, hạch hạ vị).

Tử cung có hệ thống bạch huyết phức tạp, dẫn lưu về hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ (trên và dưới động mạch mạc treo tràng).

Hệ thống bạch huyết của buồng trứng và tai vòi theo dây chẳng treo buồng trứng đổ vào các hạch cạnh động mạch chủ phía trên, gần chỗ xuất phát của động mạch buồng trứng – trên động mạch mạc treo tràng dưới và dưới tĩnh mạch thận.

Thành bụng

Lớp của thành bụng bao gồm – từ ngoài vào trong – da, lớp dưới da (cân Scarpa), lớp cơ (bao cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong, cơ ngang bụng), mạc ngang, và phúc mạc.