Định nghĩa
Tuổi thai là thời gian mang thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (last menstrual period, LMP). Ngày kinh cuối này xảy ra trước thời điểm rụng trứng và thụ tinh khoảng 2 tuần.
Từ khi thụ tinh đến lúc thai 10 tuần (8 tuần sau khi thụ thai), bào thai được gọi là phôi, từ sau 10 tuần thì được gọi là thai.
Phát triển nang noãn và rụng trứng
Tế bào mầm nguyên thủy có mặt trong phôi thai (nữ) vào cuối tuần thứ ba. Số lượng tế bào mầm trong buồng trứng của thai đạt đỉnh khoảng 7 triệu vào tháng thứ 5. Sau đó, một số tế bào này bị thoái hóa, chỉ 2 triệu nang noãn nguyên thủy còn lại trong buồng trứng lúc mới sinh và còn khoảng 300,000-400,000 nang noãn trong buồng trứng trước dậy thì.
Nang nguyên thủy có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX), bị dừng lại trong kỳ đầu của giảm phân I. Trong giai đoạn nang noãn, một số tế bào trứng trưởng thành dưới ảnh hưởng của FSH (follicle-stimulating hormone), hoàn tất giảm phân I. Điều này dẫn đến sự hình thành nang noãn thứ cấp với một bộ nhiễm sắc thể đơn bội (23,X) và tống xuất thể cực I. Nang trưởng thành là nang de graaf (được mô tả bởi de Graaf năm 1677). Nang thứ cấp đi vào quá trình giảm phân II nhưng dừng lại ở kỳ giữa. Quá trình lựa chọn một nang vượt trội duy nhất xảy ra tại thời điểm này.
Đỉnh LH (luteinizing hormone) gây ra hiện tượng phóng noãn vào ổ bụng.
Sự thụ tinh
Thụ tinh giữa một trứng trưởng thành và một tinh trùng duy nhất (23,X hoặc 23,Y) xảy ra trong vòi trứng trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi rụng trứng. Thành phần di truyền của tinh trùng xác định giới tính của thai.
Thụ tinh thúc đẩy nang noãn thứ cấp hoàn thành giảm phân II. Các giao tử (đơn bội) kết hợp tạo thành hợp tử, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX hoặc 46,XY).
Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ
Quá trình nguyên phân của hợp tử (được gọi là phân đoạn hoặc phân cắt) tạo các tế bào gọi là phôi bào. Sự phân chia lần đầu tạo hai tế bào, tiếp theo là bốn tế bào và tám tế bào. Quá trình phân chia vẫn tiếp tục trong khi phôi còn di chuyển trong vòi trứng. Các phôi bào tiếp tục phân chia, tạo thành một khối tế bào hình cầu gọi là phôi đâu.
Phôi dâu đi vào buồng tử cung khoảng 3-4 ngày sau khi thụ tinh. Chất lỏng tích tụ giữa các phôi bào tạo ra một khoang chứa đầy dịch, phôi dâu trở thành phôi nang.
Một số ít tế bào (khối tế bào bên trong) tập trung tại một cực của túi phôi. Những tế bào này sẽ tạo thành phôi thai. Các tế bào bên ngoài ngoại bì phối trở thành nguyên bào nuôi (nhau thai).
Sự làm tổ
Sự làm tổ thường xảy ra ở phần trên của tử cung và thường trên thành sau tử cung.
Trước khi làm tổ, các tế bào xung quanh túi phôi (còn gọi là màng trong suốt) biến mất và túi phôi dính vào nội mạc tử cung. Quá trình này được gọi là sự ghép vào.
Túi phôi sau đó tiến hành xâm nhập vào nội mạc tử cung. Sự làm tổ thường kết thúc vào ngày 24-25 của thai kỳ (10-11 ngày sau thụ thai).
Sự phát triển của phôi sau khi làm tổ
Đến ngày 24-26 của thai kỳ, đĩa phôi có 2 lá, bao gồm ngoại bì phôi và nội bì phôi.
Sự tăng sinh tế bào tại đĩa phôi tạo một đường giữa phôi được gọi là đường nguyên thủy. Các tế bào sau đó lan rộng ra hai bên tử đường nguyên thủy giữa nội bì và ngoại bì để hình thành trung bì. Kết quả tạo một đĩa phôi có ba lá.
Ba lớp mẩm phát triển thành tất cả các cơ quan của thai. Hệ thống thần kinh và lớp biểu bì cùng với thành phần phụ của nó (lỗ chân lông, tóc) có nguồn gốc từ ngoại bì. Đường tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa (tuyến tụy, gan), tuyến giáp phát sinh từ nội bì. Bộ xương, lớp hạ bì, cơ, và mạch máu và cơ quan niệu dục có nguồn gốc từ trung bì.
Phát triển bào thai giai đoạn sớm
Giai đoạn phôi kết thúc sau khi tuổi thai được 10 tuần (8 tuần sau thụ thai). Chiều dài từ đấu đến mông (CRL) thời điểm này là 4 mm. Giai đoạn thai được đặc trưng bởi sự phát triển và trưởng thành các cấu trúc hình thành trong giai đoạn phôi.
Tuổi thai theo kinh cuối | Tuổi thai theo thụ tinh | CRL (mm) | Cân nặng thai (g) | Đặc điểm bên ngoài |
---|---|---|---|---|
12 | 10 | 8 | 14 | Ngón tay, ngón chân có thể nhìn thấy; ruột trong dây rốn. |
16 | 14 | 12 | 110 | Có thể xác định giới tính rõ ràng; nhìn thấy cổ; đầu thẳng. |
20 | 18 | 16 | 320 | Hiện diện chất bã của thai. |
24 | 22 | 21 | 630 | Da đỏ và nhăn nheo; có lông tơ (lông trên cơ thể); giới hạn của sự sống còn của thai nhi. |
28 | 26 | 25 | 1100 | Mắt một phần mở; có lông mày, lông mi. |
32 | 30 | 28 | 1800 | Hoàn thiện hình dạng; khả năng sống >95%. |
36 | 34 | 32 | 2500 | Da hồng và mịn màng; cơ thể đầy đặn; tinh hoàn xuống dẫn. |
40 | 38 | 36 | 3400 | Ngực hiện rõ; tỉnh hoàn trong bìu; núm vú nhỏ ra. |