HHHRM3

Bệnh nhân nam 57 tuổi nhập viện vì ho ra máu và yếu tứ chi. Cách nhập viện 4 tuần, bệnh nhân nôn ra máu lượng ít; sau đó 2 tuần bắt đầu biểu hiện yếu chi. Tiền căn hút thuốc lá 45 gói.năm, gần đây ăn uống kém và sụt 4kg.

Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường.

Xét nghiệm máu ghi nhận thiếu máu mức độ nhẹ và natri máu 118 mEq/L. X-quang ngực thấy khối 5 cm ở giữa phổi trái, kèm trung thất giãn rộng nghĩ là do hạch trung thất. MRI sọ não không ghi nhận bất thường.

Nguyên nhân nghĩ đến nhiều nhất trên bệnh nhân này là gì?

A. U phế quản phổi (bronchial carcinoid)
 Chưa chính xác! 

U phế quản phổi thường lành tính, dù cũng có khả năng tiết hormon nội tiết, nhưng không di căn trung thất và không gây hạ natri máu.

B. Ung thư phổi biểu mô tuyến (adenocarcinoma)
 Chưa chính xác! 

Ung thư phổi biểu mô tuyến dù thường gặp hơn chẩn đoán hiện tại của bệnh nhân, nhưng hiếm khi gây hội chứng cận ung.

C. Ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell carcinoma of the lung)
 Chính xác! 

Bệnh nhân này có khối u ở phổi kèm hạ natri máu gợi ý ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer, SCLC) kèm hội chứng tiết ADH không thích hợp (syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone, SIADH).

Khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi đến khám vì hội chứng cận ung, như trên bệnh nhân này là SIADH. Cụ thể, các khối u này là u thần kinh nội tiết và tiết ADH quá mức gây SIADH; và phần lớn các u tiết ADH hay ACTH đều là SCLC. SCLC tăng sinh nhanh và thường di căn trung thất như trên bệnh nhân này.

Phân giai đoạn trong SCLC khác với ung thư tế bào không nhỏ (NSCLC). SCLC đơn giản chia làm hai giai đoạn: khu trú (u ở một bên phổi, có thể có hạch trung thất, hạch thượng đòn cùng bên) và lan tràn . Điều trị ở giai đoạn khu trú thường là kết hợp hoá xạ trị với tỷ lệ thành công là khoảng 20%. Bệnh nhân giai đoạn lan tràn chỉ điều trị bằng hoá trị giảm nhẹ hay tạm bợ (palliative chemotherapy), hiếm khi bệnh nhân hội phục lâu dài. Điều trị phẫu thuật không hiệu quả trên bệnh nhân SCLC.

D. Abscess phổi
 Chưa chính xác! 

Nhiễm khuẩn phổi khu trú (như abscess phổi) có thể gây SIADH, nhưng không thể giải thích được hạch trung thất trên bệnh nhân này. Abscess phổi thường gây sốt và đàm hôi.

E. U nấm phổi (pulmonary aspergilloma)
 Chưa chính xác! 

U nấm phổi (nấm phát triển trong sang thương hang phổi cũ) có thể biểu hiện ho ra máu nhưng không gây hạ natri máu hay lớn hạch trung thất.