THGMT17

Bệnh nhân nữ 55 tuổi đến phòng cấp cứu vì đau thượng vị, buồn nôn, và nôn 6 giờ qua. Tiền căn tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Thuốc đang dùng mỗi ngày là aspirin 81 mg, lisinopril 10 mg, simvastatin 20 mg.

Khám lâm sàng, nhịp tim 105 nhịp/phút, huyết áp 100/60 mmHg, nhiệt độ 36,4 độ C. Ấn đau thượng vị mức độ trung bình và âm ruột giảm.

Kết quả xét nghiệm trả về:

  • Hemoglobin 13 g/dL.
  • Bạch cầu 18 x 10^9 L.
  • Amylase 2563 U/L, lipase 5637 U/L.
  • AST 350 U/L, ALT 250 U/L, và bilirulin 1.1 mg/dL.

Xử trí tiếp theo là gì?

A. CT-scan bụng có cản quang
 Chưa chính xác! 

Có thể chỉ định CT scan bụng có cản quang để đánh giá hoại tử mô tụy, tuy nhiên không nên chỉ định CT trong ngày đầu viêm tụy cấp vì nguy cơ tổn thương thận cấp do tình trạng thiếu dịch kết hợp với thuốc cản quang. Ngoài ra, biến chứng của viêm tụy cấp thường xuất hiện sau vài ngày, do đó chưa cần chụp CT-scan bụng ngay lúc này.

B. Siêu âm bụng
 Chưa chính xác! 

Siêu âm bụng cũng hợp lý trong trường hợp này, tuy nhiên không phải là đáp án của tình huống này. Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.

C. ERCP cấp cứu
 Chưa chính xác! 

Bệnh nhân không sốt, đau 1/4 trên phải, vàng da nên không nghĩ viêm đường mật nên không có chỉ định ERCP cấp cứu.

D. Truyền dịch, theo dõi tại giường
 Chính xác! 

Lâm sàng bệnh nhân có đau thượng vị, nôn, và buồn nôn và tăng amylase và lipase nên chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm tụy cấp. Nguyên nhân nghĩ đến nhiều nhất là sỏi túi mật (tăng AST và ALT). Mục tiêu quan trọng nhất trong viêm tụy cấp là bù dịch để đảm bảo tưới máu mô tụy và giảm nguy cơ hoại tử.

Siêu âm bụng cũng hợp lý trong trường hợp này, tuy nhiên trước tiên phải truyền dịch hồi sức.

Xem đáp án khác để được giải thích vì sao không chọn CT và ERCP.