THGMT9

4 tuần trước:

  • Bệnh nhân nữ 48 tuổi đến khám vì mệt mỏi và đau mơ hồ vùng hạ sườn phải kéo dài 3 tuần. Tiền căn ghi nhận nhược giáp, uống 2 ly rượu mỗi ngày và đôi khi nhiều hơn vào cuối tuần. Không tiền căn truyền máu trước đó, không sử dụng chất cấm, và không tiền căn gia đình mắc bệnh gan. Thuốc đang dùng là ibuprofen 400 mg tối đa 3 lần/ngày, acetaminophen 500 mg tối đa 4 lần/ngày và thyroxine.
  • Khám lâm sàng bình thường.
  • Kết quả cận lâm sàng:
    • AST 740 U/L, ALT 900 U/L, ALP 115 U/L, và γ -globulin 5,4 g/dL.
    • Nồng độ bilirubin, albumin máu và INR bình thường.
    • Huyết thanh chẩn đoán viêm gan A, B và C âm tính.
  • Bệnh nhân được theo dõi.

2 tuần trước, kết quả cận lâm sàng như sau:

  • AST 756 U/L, ALT 945 U/L.
  • Bilirubin toàn phần 1,4 mg/dL, và INR 1.2.
  • Siêu âm thấy hình ảnh echo gan thô, lách to ngang bờ sườn và sỏi túi mật mà không có giãn ống mật.

Hôm nay bà đến tái khám: ALT không thay đổi, nhưng bilirubin là 2,0 mg/dL.

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là gì?

A. Viêm gan tự miễn
 Chính xác! 

Tăng ALT kéo dài kết hợp với tăng gamma globulin máu ở bệnh nhân nữ tiền căn bệnh lý tuyến giáp mà không hề gợi ý đến bất kỳ chẩn đoán nào, khi đó cần đặt ra chẩn đoán viêm gan tự miễn. Để chẩn đoán xác định thì bước tiếp theo là định lượng kháng thể kháng nhân và kháng cơ trơn và sinh thiết gan.

B. Nhiễm độc gan do ibuprofen
 Chưa chính xác! 

Ngộ độc ibuprofen rất hiếm.

C. Nhiễm độc gan do acetaminophen
 Chưa chính xác! 

Acetaminophen gây tăng aminotransferase cấp tính và thường cao rõ rệt.

D. Viêm gan do rượu
 Chưa chính xác! 

Viêm gan do rượu hầu như không bao giờ gây tăng aminotransferase > 400 U/mL.

E. Sỏi túi mật
 Chưa chính xác! 

Sỏi túi mật thông qua đáp ứng viêm hoặc tổn thương trên đường sỏi đi qua có thể ảnh hưởng đến ống gan. Tuy nhiên, lâm sàng không có tình trạng viêm, và sỏi ống mật chủ gây đau bụng dữ dội và chỉ tăng men aminotransferase thoáng qua.