THRNRG13

Bệnh nhân nữ 30 tuổi được điều trị bằng trimethoprim-sulfamethoxazole vì tiêu chảy lẫn máu 1 tuần trước.

Hiện tại cô có kết quả creatinine là 6,0 mg/dL (bình thường 0,5-1,0) và hemoglobin là 7,2 g/dL (bình thường 12,5-14,0). Phết máu ngoại biên ghi nhận mảnh cắt hồng cầu (fragmented RBC hay schistocyte).

Một nhóm bạn đã liệt kê ra 4 tác nhân sau. Theo bạn, tác nhân nào phù hợp nhất trên bệnh nhân này?

A. Shigella dysenteriae
 Chưa chính xác! 

Shigella dysenteriae gây tiêu chảy cấp lẫn máu, thường kèm theo bạch cầu tăng cao và bệnh cảnh nhiễm độc trên lâm sàng; và đường lây truyền thường gặp là phân-miệng từ người sang người.

B. Escherichia coli O157H7
 Chính xác! 

Bệnh nhân nhiễm một số chủng E coli (thường sản sinh độc tố Shiga) sẽ biểu hiện tiêu chảy lẫn máu và sốt. Chủng E.coli O157H7 thường gây hội chứng tán huyết ure huyết cao (hemolytic uremic syndrome, HUS); tác nhân này có thể lây truyền qua thịt bò chưa nấu chín hoặc rau sống tiếp xúc với phân bò.

C. Clostridium difficile
 Chưa chính xác! 

Tiêu chảy lẫn máu thường gặp ở những bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh gần đây. Mặc dù hầu hết trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là do C.dificile, tuy nhiên C.difficile không giải thích được thiếu máu tán huyết và tổn thương thận cấp trên bệnh nhân này.

D. Entamoeba histolytic
 Chưa chính xác! 

Amip là tác nhân thường gặp gây kiết lỵ ở các nước đang phát triển. Loài Giardia có thể gây tiêu chảy mạn, nhưng vì đây là tác nhân không xâm lấn nên không gây đi tiêu phân máu.