THRNRG5

Bệnh nhân nữ 60 tuổi đến khám vì sốt và đau âm ỉ 1/4 dưới trái 2 ngày nay. Không ghi nhận nôn hay xuất huyết trực tràng. Tiền căn ghi nhận tăng huyết áp kiểm soát ổn với lisinopril và không dùng thuốc nào khác. Cô chưa từng đau bụng tương tự trước đây và chưa từng phẫu thuật.

Khám lâm sàng ghi nhận huyết áp 150/80, mạch 110, và nhiệt độ 38.9 độ C. Khám bụng ghi nhận nhu động ruột bình thường và ấn đau ở 1/4 dưới trái, phản ứng dội dương tính.

Công thức máu ghi nhận số lượng bạch cầu 28.000/μL. Xét nghiệm máu khác gồm ion đồ, BUN, creatinin, và men gan đều bình thường.

Cần đề nghị gì tiếp theo để đánh giá tình trạng bệnh nhân?

A. Nội soi đại tràng
 Chưa chính xác! 

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm túi thừa cấp, là tình trạng tắc nghẽn túi thừa ở đại tràng.

Ở bệnh nhân viêm túi thừa cấp, nội soi đại tràng và X-quang đại tràng với barium làm tăng nguy cơ thủng đại tràng, do đó chỉ thực hiện thủ thuật 4-6 tuần sau đợt viêm cấp.

B. Chụp X-quang đại tràng với barium
 Chưa chính xác! 

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm túi thừa cấp, là tình trạng tắc nghẽn túi thừa ở đại tràng. Ở bệnh nhân viêm túi thừa cấp, nội soi đại tràng và X-quang đại tràng với barium làm tăng nguy cơ thủng đại tràng, do đó chỉ thực hiện thủ thuật 4-6 tuần sau đợt viêm cấp.

C. Mở thăm dò ổ bụng
 Chưa chính xác! 

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm túi thừa cấp, là tình trạng tắc nghẽn túi thừa ở đại tràng. Có thể dùng công cụ khác để chẩn đoán trước khi nghĩ đến mở bụng thăm dò.

D. Siêu âm bụng
 Chưa chính xác! 

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm túi thừa cấp, là tình trạng tắc nghẽn túi thừa ở đại tràng. Siêu âm bụng rất hiếm khi hữu ích trong đánh giá bệnh lý đại tràng.

E. CT scan bụng chậu
 Chính xác! 

Chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm túi thừa cấp (acute diverticulitis), là tình trạng tắc nghẽn túi thừa ở đại tràng. Túi thừa đại tràng rất phổ biến và hơn 50% người Mỹ ở độ tuổi trên 60 tuổi có túi thừa.

Túi thừa thường không triệu chứng. Tuy nhiên nếu có tắc nghẽn túi thừa sẽ hình thành lỗ thủng vi thể rò vào mạc treo, và nếu hình thành lỗ thủng lớn sẽ tạo áp-xe túi thừa. Viêm túi thừa điển hình sẽ biểu hiện đau bụng và sốt. Bệnh nhân thường đau bụng dưới trái vì túi thừa thường gặp nhất ở đại tràng sigma.

Ở bệnh nhân này có tăng bạch cầu kèm phản ứng dội gợi ý có áp-xe túi thừa. CT scan bụng chậu thường được dùng để chẩn đoán viêm túi thừa, và cũng giúp đánh giá tốt áp-xe túi thừa. Siêu âm bụng rất hiếm khi hữu ích trong đánh giá bệnh lý đại tràng.

Kháng sinh đánh vào nhóm vi khuẩn coliform hoặc kỵ khí hiệu quả trong điều trị viêm túi thừa, lựa chọn thường là ciprofloxacin và metronidazole. Cần dẫn lưu nếu kích thước ổ áp-xe lớn hơn 4 cm và thường là dẫn lưu qua da. Phẫu thuật chỉ thực hiện ở những bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh hoặc đã dẫn lưu qua da.