Chính xác!
Ho mạn tính là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Bệnh nhân thường lo mình mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, khí phế thũng hay lao. Nhưng nếu bệnh sử, tiền căn, và X-quang phổi không gợi ý thì hiếm khi nghĩ đến những chẩn đoán này. Nguyên nhân thường gặp nhất gồm:
(1) trào ngược dạ dày thực quản (gây viêm thanh quản và khí quản).
(2) hội chứng chảy dịch mũi sau.
(3) hen dạng ho.
(4) ho do thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACEI).
Không khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm cao cấp như chụp CT-scan, nội soi phế quản hay đo độ pH thực quản ngay từ đầu. Bác sĩ lâm sàng nên đưa ra chẩn đoán nghĩ nhiều nhất trên thông tin ban đầu khai thác được, và sau đó điều trị thử và theo dõi đáp ứng điều trị cần vài tuần đến vài tháng. Bệnh nhân trong tình huống này có triệu chứng về đêm và thỉnh thoảng trào ngược sau ăn (bệnh nhân trào ngược dạ dà thực quản thường không biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng) nên có thể điều trị thử với PPI.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng dị ứng hoặc lát đá (cobblestoning) ở thành sau họng thì có thể điều trị thử bằng steroid/dung dịch thông mũi. Nếu bệnh nhân có hen khởi phát lúc nhỏ, khò khè từng cơn, hoặc triệu chứng khởi phát nặng hơn khi tập thể dục hoặc tiếp xúc với khí lạnh thì có thể điều trị thử bằng thuốc giãn phế quản.
Đo hô hấp ký thường bình thường trừ khi bệnh nhân có các triệu chứng tại thời điểm khám bệnh; tùy tình huống mà có thể thực hiện nghiệm pháp kích thích phế quản methacholine.
Amlodipine không gây ho.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với PPI liều cao, có thể cân nhắc điều trị thử khác.