TMCT4

Bệnh nhân nam 32 tuổi đến khám vì mệt mỏi tăng dần và phù chi dưới. Anh ta thấy giảm sức bền khi tập thể dục trong vài tháng qua và thỉnh thoảng thức giấc giữa đêm vì ho.

Tiền căn bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và đái tháo đường. Từng nhập viện nhiều lần từ năm 3 tuổi do tắc mạch hồng cầu hình liềm.

Khám lâm sàng, diện đập mỏm tim lệch trái, gallop T3, ran rải rác hai đáy phổi, phù mềm 1+ hai bên.

Điện tâm đồ ghi nhận block nhĩ-thất độ 1 và điện thế thấp. X quang ngực ghi nhận bóng tim to kèm sung huyết phổi nhẹ.

Xử trí nào dưới đây giúp chẩn đoán bệnh nhân này?

A. Định lượng nồng độ sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt và ferritin
 Chính xác! 

Bệnh nhân có tiền căn bệnh hồng cầu hình liềm có thể đã được truyền máu nhiều lần, nên nghĩ đến quá tải sắt do thầy thuốc (iatrogenic). Truyền máu nhiều lần trên bệnh nhân thiếu máu không do mất máu có thể dẫn đến tích tụ sắt ở mô và gây tổn thương cơ quan đích, giống như bệnh ứ sắt di truyền (hemochromatosis). Đái tháo đường của bệnh nhân này cũng có thể liên quan đến tích tụ sắt. Tim to (khám lâm sàng và X-quang ngực) cùng với điện thế thấp trên ECG gợi ý có thâm nhiễm cơ tim.

Xử trí phù hợp lúc này là đánh giá tình trạng sắt trong cơ thể (độ bão hòa transferrin, nồng độ ferritin huyết thanh).

B. Định lượng BNP
 Chưa chính xác! 

BNP được phóng thích từ tế bào cơ tim để đáp ứng với tình trạng căng buồng thất và là công cụ hữu ích xác định xem bệnh nhân có suy tim hay không. Tuy nhiên, BNP không giúp xác định nguyên nhân suy tim.

C. Chụp CT ngực
 Chưa chính xác! 

CT-scan ngực dùng để đánh giá các nốt ở phổi hoặc bất thường nhu mô (như bệnh phổi kẽ). Bệnh nhân này chỉ có hình ảnh sung huyết trên X-quang nên CT-scan ngực là không cần thiết.

D. Đặt Holter theo dõi tim 24 giờ.
 Chưa chính xác! 

Không cần theo dõi Holter vì không gợi ý rối loạn nhịp trên bệnh nhân này.

E. Chuẩn bị thông tim
 Chưa chính xác! 

Thông tim là không cần thiết trên bệnh nhân không có bằng chứng thiếu máu mạch vành.