TMMML5

Tình trạng nào dưới đây cần phòng ngừa huyết khối thứ phát lâu dài với warfarin?

A. Huyết khối tĩnh mạch cửa khởi phát 3 tuần sau cắt đại tràng vì viêm loét đại tràng (ulcerative colitis)
 Chưa chính xác! 

Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

B. Thuyên tắc phổi (pulmonary emboli, PE) hai bên ở bệnh nhân nữ 23 tuổi sử dụng thuốc tránh thai
 Chưa chính xác! 

Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

C. Huyết khối tĩnh mạch khoeo bên phải, kiểu gen dị hợp tử yếu tố V Leiden, và gãy xương mác 5 ngày trước
 Chưa chính xác! 

Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

D. PE có triệu chứng khởi phát 10 ngày sau khi bay chuyến bay dài 5 tiếng
 Chính xác! 

Đối với huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch, để xác định điều trị thích hợp (trong 3 tháng đầu) và điều trị dự phòng tái phát (sau 3 tháng đầu) cần phân biệt huyết khối hình thành là có yếu tố thúc đẩy hay không có yếu tố thúc đẩy (tự phát).

Nhìn chung, điều trị huyết khối hình thành do các yếu tố thúc đẩy thoáng qua (như ở đáp án A, C, và E) là warfarin 3 tháng. Dị hợp tử yếu tố V Leiden là yếu tố nguy cơ bẩm sinh, khả năng tạo huyết khối tĩnh mạch thấp, với hazard ratio (HR) khoảng 3. Do đó, dị hợp tử yếu tố V Leiden và dị hợp tử prothrombin G20210A đều không cần dự phòng tái phát lâu dài.

Có thể biện luận rằng chuyến bay dài 5 tiếng là yếu tố thúc đẩy PE 10 ngày sau đó, tuy nhiên PE do ngồi máy bay lâu chiếm tỉ lệ thấp. PE có triệu chứng khởi phát sau chuyến bay <8 tiếng là cực kỳ hiếm và với chuyến bay >12 tiếng thì tỉ lệ là 5/1.000.000.

Thay vào đó, biện luận chắc hơn đó là PE của bệnh nhân này không liên quan đến chuyến bay và là tự phát, tức không có yếu tố thúc đẩy. Huyết khối tự phát có nguy cơ tái phát cao hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân này là bị tái phát thì khả năng PE lần nữa cao gấp 2 lần.

PE và đặc biệt là PE tái phát có tỉ lệ tử vong cao. Do đó, khởi động điều trị dự phòng với warfarin là hợp lý.