TMRLN10

Bệnh nhân nữ 60 tuổi khởi phát đau ngực, suy hô hấp và lú lẫn sau khi phẫu thuật thay khớp háng bên phải.

Bà ấy đáp ứng kém với kích thích xung quanh và co kéo cơ hô hấp phụ. Huyết áp 80/50 mmHg và nhịp tim 155 lần/phút. Các chi biểu hiện giảm tưới máu, lạnh và có chấm lốm đốm.

Điện tâm đồ cho thấy rung nhĩ mới khởi phát, đáp ứng thất nhanh.

Xử trí nào dưới đây là phụ hợp nhất với rối loạn nhịp của bệnh nhân lúc này?

A. Khử rung tim ngay lập tức với 360J
 Chưa chính xác! 

Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

B. Amiodaron tiêm tĩnh mạch
 Chưa chính xác!  Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.
C. Metoprolol tiêm tĩnh mạch
 Chưa chính xác! 

Huyết động của bệnh nhân hiện không ổn định. Kiểm soát nhịp bằng thuốc chẹn beta là không thích hợp vì có thể tụt huyết áp nặng hơn. Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

D. Adenosine tiêm tĩnh mạch
 Chưa chính xác! 

Huyết động của bệnh nhân hiện không ổn định. Kiểm soát nhịp bằng adenosine là không thích hợp vì có thể tụt huyết áp nặng hơn. Tìm câu trả lời đúng để được giải thích cụ thể.

E. Sốc điện chuyển nhịp ngay lập tức với 120J
 Chính xác! 

Bệnh nhân này có rung nhĩ huyết động không ổn định, cần sốc điện chuyển nhịp ngay lập tức. Chuyển nhịp có nguy cơ đột quỵ do tắc mạch, nhưng lợi ích ổn định huyết động ngay lúc này lớn hơn nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, rung nhĩ phải xuất hiện từ 24 đến 48 giờ thì mới đủ thời gian hình thành huyết khối trong tiểu nhĩ trái.

Với rung nhĩ, ưu tiên chọn khử rung đồng bộ (synchronized cardioversion), nghĩa là thực hiện sốc điện ngay tại thời điểm sóng R của phức bộ QRS trên điện tâm đồ). Khử rung bằng sốc điện không đồng bộ 360J được sử dụng trong rung thất và nhịp nhanh thất vô mạch.

Nếu huyết động ổn định, mục tiêu trong xử trí rung nhĩ gồm:

  1. Kiểm soát tần số thất, và
  2. Ngăn ngừa đột quỵ do tắc mạch bằng thuốc kháng đông.

Thuốc chẹn beta và/hoặc chẹn kênh calci (như verapamil hoặc diltiazem) giúp kiểm soát tốt tần số thất. Có thể được dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch tùy thuộc vào tần số thất và lâm sàng của bệnh nhân. Có thể thêm digoxin để kiểm soát tần số tim.

Có thể khởi động thuốc chống loạn nhịp như amiodarone sau khi bệnh nhân đã về nhịp xoang hoặc dùng để dự phòng sau chuyển nhịp nhằm duy trì nhịp xoang. Cũng cần lưu ý trong điều trị quản lý rung nhĩ lâu dài, các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh kiểm soát nhịp không có lợi hơn so với kiểm soát tần số.