TMRLN4

Bệnh nhân nữ 82 tuổi nhập cấp cứu vì ngất. Tiền căn không ghi nhận bệnh lý tim, đái tháo đường, hay tăng huyết áp. Khi đi hỏi, bà nói rằng thỉnh thoáng thấy chóng mặt thoáng qua và từng ngất tương tự một lần trước đây. Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường.

Bệnh nhân được gắn monitor theo dõi và ghi nhận nhịp tim như hình bên dưới.

Kế hoạch điều trị tốt nhất trên bệnh nhân này là gì?

A. Bệnh nhân ổn. Đây là tình trạng lành tính và không cần điều trị
 Chính xác! 

Khi tâm nhĩ co vào cuối thì tâm trương làm tăng đổ đầy thất, lượng dịch này đập vào thành thất trái trái dày sẽ tạo ra gallop T4.

Gallop T4 cho biết có dày thất trái và thường nghe được ở bệnh nhân lớn tuổi, tăng huyết áp. Lưu ý rằng gallop T4 không bao giờ do nguyên nhân sinh lý.

B. Bệnh nhân ổn. Chưa thể cho về cho đến khi hết triệu chứng hoàn toàn, nhưng không cần điều trị gì
 Chưa chính xác! 

Dựa vào bệnh sử và ECG có thể chẩn đoán rối loạn nhịp trên bệnh nhân này. Rối loạn nhịp này đã biểu hiện triệu chứng, do đó không can thiệp gì khiến bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện cơn ngất lần nữa và nguy cơ té ngã hay tai nạn.

C. Thực hiện nghiệm pháp gắng sức và điều trị sẽ phụ thuộc kết quả nghiệm pháp
 Chưa chính xác! 

Nghiệm pháp gắng sức giúp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng và đồng thời ghi nhận ECG tại thời điểm đó để đánh giá. Tuy nhiên, kết quả dương tính của nghiệm pháp gắng sức có thể không tương đồng với kết quả ECG đi kèm. Nghĩa là khi thực hiện nghiệm pháp, bệnh nhân có thể biểu hiện triệu chứng nhưng lại không ghi nhận thay đổi đặc hiệu nào trên ECG. Hơn nữa, những thông tin hiện có đã đủ để chẩn đoán nên không cần chỉ định nghiệm pháp gắng sức trên bệnh nhân này.

D. Bắt đầu điều trị với clopidogrel
 Chưa chính xác! 

Dựa vào bệnh sử và ECG có thể chẩn đoán rối loạn nhịp trên bệnh nhân này. Rối loạn nhịp này làm tăng nguy cơ nhồi máu não lấp mạch từ tim, nghĩa là huyết khối hình thành ở tim và theo vòng tuần hoàn gây tắc mạch máu não. Do đó nên cân nhắc sử dụng aspirin hoặc kháng đông dựa vào thang điểm CHADS2 (là thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân có rối loạn nhịp). Tuy nhiên clopidogrel không phải lựa chọn đầu tay để ngăn ngừa huyết khối lấp mạch từ tim.

E. Lên lịch đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
 Chưa chính xác! 

Bệnh nhân này mắc hội chứng tim nhanh-chậm có triệu chứng. ECG của bệnh nhân có đặc điểm là nhịp nhanh xuất hiện trước, ngay sau đó nhịp nhanh sẽ làm gián đoạn hoạt động tạo nhịp tự phát của nút xoang và gây ngưng xoang kéo dài. Bệnh nhân đã biểu hiện triệu chứng ngất nên có chỉ định đặt máy tạo nhịp. Tuy nhiên, máy tạo nhịp giúp ngăn ngừa nhịp chậm, nhưng không thể ngừa nhịp nhanh, do đó cần xem xét dùng chẹn beta hoặc chẹn kênh calci để ngừa nhịp nhanh nếu bệnh nhân còn triệu chứng sau khi đặt máy tạo nhịp.