TMTHA13

Bệnh nhân nữ 50 tuổi tiền căn đái tháo đường đến khám định kỳ tăng huyết áp. Huyết áp ngày hôm nay của cô là 152/96 mmHg và kết quả huyết áp ghi chép được tại nhà trong vài tháng qua cũng nằm trong mức này.

Bệnh nhân đang dùng amlodipin 5mg và hydrochlorothiazide 25 mg mỗi ngày. Cô từng có đợt phù ngoại biên và được thêm thuốc lợi tiểu, hiện tại cô còn phù rất ít.

Tổng phân tích nước tiểu ghi nhận tỷ lệ albumin/creatinin là 280 μg/mg (tiểu albumin vi lượng hay microalbuminuria là khi tỷ lệ này trong khoảng 30-300).

Điều trị tiếp theo nào dưới đây là hợp lý trên bệnh nhân này?

A. Thêm thuốc clonidine
 Chưa chính xác! 

Clonidine chưa được chứng minh giúp làm chậm diễn tiến của bệnh thận đái tháo đường, và cũng thường gây hạ huyết áp tư thế, táo bón, và rối loạn cương dương.

B. Thêm thuốc chẹn beta
 Chưa chính xác! 

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường dùng thuốc chẹn beta vì tác dụng có lợi lên bệnh mạch vành, tuy nhiên đây không phải là lựa chọn đầu tay để ngăn ngừa diễn tiến suy thận.

C. Tăng liều thuốc lợi tiểu thiazid
 Chưa chính xác! 

Lợi tiểu thiazide có giá thành rẻ và độ hiệu quả đã được chứng minh nên vẫn là lựa chọn tốt ở dân số chung, tuy nhiên thuốc không có tác dụng đặc hiệu vào diễn tiến bệnh thận.

D. Thêm thuốc chẹn alpha
 Chưa chính xác! 

Thuốc chẹn alpha là lựa chọn hàng sau trong điều trị tăng huyết áp và cũng không có tác dụng bảo vệ thận ở bệnh nhân đái tháo đường.

E. Thêm thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin
 Chính xác! 

Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin có nhiều cơ chế khác nhau giúp duy trì chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường.

Cả hai nhóm thuốc này đều gây hạ kali máu, do đó cần đánh giá kali máu trước khi khởi động điều trị. Nếu bệnh nhân tăng creatinine máu sau khi sử dụng thuốc thì gợi ý có tăng áp động mạch thận (renovascular hypertension). Tác dụng phụ thường gặp của ức chế men chuyển là ho khan, và ít gặp hơn là phù mạch.