TNNTT4

Bệnh nhân nam 87 tuổi đến khám vì đau vùng chậu và tiểu gắt buốt. Ông được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu 3 lần trong 6 tháng qua. Tái khám vào tháng trước ghi nhận phì đại tiền liệt tuyến nhưng đo niệu động học (urodynamic) bình thường.

Kết quả tổng phân tích nước tiểu hôm nay: 10-20 bạch cầu/hpf, leukocyte esterase dương tính, nitrite âm tính, soi thấy nhiều trực khuẩn gram âm.

Điều trị nào dưới đây là phù hợp nhất với bệnh nhân lúc này?

A. Nitrofurantoin 100 mg 1 lần/ngày trong 7 ngày
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể tìm và loại tác nhân nghĩ nhiều nhất.

B. Amoxicillin 500 mg 3 lần/ngày trong 7 ngày
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể tìm và loại tác nhân nghĩ nhiều nhất.

C. Ciprofloxacin 500 mg 2 lần/ngày trong 28 ngày
 Chính xác! 

Bệnh nhân nam lớn tuổi có nhiều đợt nhiễm trùng tiểu. Bệnh nhân không có bàng quang thần kinh (neurogenic bladder) và nguyên nhân thứ phát khác nên chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm tuyến tiền liệt. Cụ thể hơn là viêm tuyến tiền liệt mạn vì triệu chứng nhiễm trùng tiểu tái diễn (recurrent urinary tract infection).

Kháng sinh xâm nhập tốt vào tuyến tiền liệt gồm fluoroquinolones, trimethoprim-sulfamethoxazole, and doxycycline. Amoxicillin và nitrofurantoin xâm nhập kém.

Nên kéo dài thời gian điều trị để giảm tỉ lệ tái diễn. Do đó ciprofloxacin 28 ngày là lựa chọn phù hợp nhất cho bệnh nhân này – viêm tuyến tiền liệt mạn do E.coli.

Lưu ý về thuật ngữ:

  • Nhiễm trùng tiểu tái diễn (recurrent) được định nghĩa là có ≥2 lần nhiễm trùng trong sáu tháng hoặc ≥3 lần nhiễm trùng trong một năm.
  • Một đợt nhiễm trùng tiểu được định nghĩa là tái diễn nếu có ít nhất một trong các yếu tố sau:
    1. Khoảng cách giữa 2 đợt là >2 tuần.
    2. Sinh bệnh học đợt này khác với đợt trước.
    3. Cấy nước tiểu âm tính trong giai đoạn đã ngưng kháng sinh ở giữa 2 đợt.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 đợt là <2 tuần thì gọi là tái phát (relapse). Điều đó gợi ý rằng bệnh nhân chưa đáp ứng hoặc đã thất bại với kháng sinh điều trị, hoặc bệnh nhân có kèm theo bất thường đường niệu. Lúc này thường cần đánh giá thêm bằng hình ảnh học.
  • Cách dịch “tái diễn”“tái phát” giúp phân biết rõ hai thuật ngữ này. “Tái diễn” nghĩa là đã xuất hiện, đã kết thúc, và xuất hiện đợt mới. Sinh bệnh học đợt mới có thể giống hoặc khác đợt cũ, nhưng thường không liên quan đến nhau. Ngược lại trong “tái phát”  thì sinh bệnh học đợt cũ và mới thường liên quan đến nhau. Tuy nhiên một số tài liệu tiếng Việt chọn dịch “recurrent”  là “tái phát”, do đó cần xem lại định nghĩa và thuật ngữ tiếng Anh để hiểu rằng tác giả đang muốn nói đến “recurrent” hay “relapse”.
D. Trimethoprim-sulfamethoxazole 2 lần/ngày trong 14 ngày
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể tìm và loại tác nhân nghĩ nhiều nhất.

E. Levofloxacin 500 mg 1 lần/ngày trong 14 ngày
 Chưa chính xác! 

Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể tìm và loại tác nhân nghĩ nhiều nhất.