Bệnh nhân nữ 58 tuổi tiền căn hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, và thoái hoá khớp đang dùng ipratropium bromide, albuterol hít, và hydrocodone-acetaminophen. Bệnh nhân đến vì khó thở 2 ngày nay kèm ho đàm vàng, đặc; sốt nhẹ; và lú lẫn tăng dần.
Khám lâm sàng:
- Bệnh nhân đáp ứng kém nhưng kích động.
- Huyết áp 160/100, mạch 115 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút, SpO2 84% thở oxy 3L/min qua cannula mũi.
- Co kéo cơ hô hấp phụ.
- Rale rít và rale ngáy lan toả hai bên, pha thở ra kéo dài.
- Tiếng tim mờ nhưng đều, không phù ngoại biên.
Cận lâm sàng:
- Kết quả khí máu động mạch như sau: pH 7.20; PO2 70 mm Hg; PCO2 65 mm Hg; HCO3 ước tính 29 mEq/L.
- Kết quả ion đồ: Na 140 mEq/L; K 5.1 mEq/L; HCO3 29 mEq/L; Cl 100 mEq/L.
- BUN 20 mg/dL.
- Creatinine 1.5 mg/dL.
- Glucose 89 mg/dL.
Sau khi cho bệnh nhân thở BiPAP, cấy máu, tầm soát nhiễm độc chất, truyền dịch, và kháng sinh tĩnh mạch; bạn có thời gian để nghĩ về tình trạng toan kiềm của bệnh nhân.
Đáp án nào dưới đây đúng về rối loạn toan kiềm và sinh bệnh học của bệnh nhân này?
A. Bệnh nhân nhiễm toan hô hấp cấp nặng do đột ngột giảm chức năng hô hấp
Chưa chính xác!
Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.
B. Bệnh nhân nhiễm toan chuyển hoá mạn do suy thận và bây giờ phối hợp thêm kiềm hô hấp
Chưa chính xác!
Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.
C. Bệnh nhân uống quá liều aspirin gây toan chuyển hóa nặng và suy hô hấp
Chưa chính xác!
Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.
D. Bệnh nhân nhiễm toan hô hấp mạn bù trừ bằng kiềm chuyển hoá từ trước, và bây giờ toan hô hấp chồng lên thêm do giảm thông khí
Chính xác!
Bệnh nhân tiền căn COPD nặng thường có toan hô hấp mạn với PCO2 trong khoảng 50-60 mmHg. Bệnh nhân không thể thông khí đủ tốt để điều chỉnh tình trạng toan này, do đó thận bù trừ bằng cách giữ HCO3-. Điều này khiến pH trở về gần như bình thường dù tăng CO2 mạn tính. Bệnh nhân này nhập viện với chức năng hô hấp giảm rõ rệt do đợt cấp COPD, dẫn đến ứ CO2 nhiều hơn và toan hô hấp cấp chồng lên trên toan hô hấp mạn sẵn có.
Quá liều salicylate thường gây nhiễm toan tăng anion gap, bệnh nhân này có anion gap bình thường.
Mất dịch do ăn uống kém và đặc biệt là do nôn nhiều có thể gây kiềm chuyển hoá do tăng tạo HCO3- bù trừ mất acid dạ dày. Nhưng bệnh nhân này nhiễm toan chứ không phải kiềm, cho thấy tăng nồng độ bicarbonate này là do đáp ứng của thận với ứ CO2 mạn.
E. Bệnh nhân đáp ứng kém và giảm khả năng ăn uống. Tăng BUN và creatinin cho thấy bệnh nhân đang thiếu dịch, và thiếu dịch cũng giải thích cho tăng nồng độ bicarbonat huyết tương
Chưa chính xác!
Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.