TNTTTC7

Bệnh nhân nam 62 tuổi nhập viện trong tình trạng viêm phổi và nhiễm trùng huyết nặng. Bệnh nhân được dùng thuốc vận mạch để duy trì tưới máu ngoại vi và thở máy vì hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS). Creatinine lúc nhập viện là 1.0 mg/dL.

Ngày 2 sau nhập viện:

  • Creatinine 2.2 mg/dL.
  • Lượng nước tiểu là 300 mL/24h.
  • Soi cặn lắng thấy các tế bào biểu mô ống thận và một vài trụ nâu đục.
  • Phân suất bài niệu natri là 3.45

Nguyên nhân tổn thương thận cấp (acute kidney injury, AKI) nào dưới đây phù hợp nhất trên bệnh nhân này?

A. AKI trước thận do giảm thể tích nội mạch
 Chưa chính xác! 

Bệnh cảnh không gợi ý tình trạng mất dịch, phân suất bài niệu natri tăng nên không nghĩ nguyên nhân trước thận.

B. Hoại tử ống thận cấp (acute tubular necrosis, ATN) do thiếu máu cục bộ
 Chính xác! 

Tổn thương thận cấp ở người lớn thường gặp trong quá trình nằm viện và điều trị bệnh khác. Để chẩn đoán AKI thường cần khai thác tiền căn (tiếp xúc với chất độc thận bao gồm thuốc cản quang), khám lâm sàng (đánh giá tình trạng dịch và biểu hiện dị ứng như phát ban da), và phân tích nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, soi cặn lắng, ion đồ niệu).

Phân suất bài niệu natri giúp đánh giá tình trạng giảm tưới máu đến thận. Nếu tưới máu thận giảm do giảm thể tích tuần hoàn, mất dịch vào khoang thứ ba, hay cung lượng tim giảm, thận sẽ giữ muối nước và phân suất bài niệu natri (FENa) sẽ thấp.

Trong tình huống này, phân suất bài niệu natri tăng và soi cặn lắng thấy trụ hạt nâu bùn (không nhạy nhưng rất đặc hiệu) nên nghĩ nhiều ATN, đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây AKI.

Nguyên nhân thường gặp của ATN gồm thiếu máu cục bộ (thường do nhiễm trùng huyết) và độc thận cũng là những nguyên nhân thường gặp. Bệnh cảnh này nghĩ do thiếu máu cục bộ hơn là độc thận.

C. ATN do chất độc thận
 Chưa chính xác! 

Tình huống không gợi ý bệnh nhân sử dụng chất độc thận.

D. AKI sau thận do tắc nghẽn đường niệu
 Chưa chính xác! 

Bệnh lý tắc nghẽn đường niệu có thể xảy ra cấp tính, đặc biệt trên bệnh nhân có tắc nghẽn đường ra bàng quang (phì đại tiền liệt tuyến, BPH) hay bàng quang thần kinh (gặp ở bệnh nhân đái tháo đường). Bệnh nhân thường biểu hiện tiểu khó và nước tiểu sạch (TPTNT và soi cặn lắng bình thường).

Triệu chứng gợi ý chẩn đoán có thể là vô niệu hoàn toàn hoặc thay đổi dao động từ thiểu niệu đến đa niệu. Đặt sonde tiểu hay siêu âm thận giúp chẩn đoán.

E. Viêm thận mô kẽ cấp (acute interstitial nephritis, AIN)
 Chưa chính xác! 

AIN thường gặp trên bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh, đặc biệt là betalactam và các dẫn xuất của sulfa. Trong AIN, protein niệu ở mức độ trung bình (<1g/24 giờ), tiểu albumin tối thiểu và không tới ngưỡng hội chứng thận hư. Bệnh nhân thường có tiểu bạch cầu. Bệnh cảnh này không phù hợp với AIN.