Tiếp cận đau ngực khi đang điều trị nội trú



Giới thiệu

Đau ngực thường gặp ở các bệnh nhân nội trú và mức độ của triệu chứng không phải lúc nào cũng tương xứng với nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện lâm sàng

Khai thác tiền sử và bệnh sử dựa trên bệnh nền kèm theo, đặc biệt là tiền sử bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ tim mạch và thuyên tắc phổi.

Thăm khám lâm sàng thực hiện trong cơn đau ngực là lý tưởng nhất. Thăm khám bao gồm đánh giá dấu hiệu sinh tồn và khám đẩy đủ toàn thân. Sờ ngực để xác định chấn thương nếu có, các vết bầm và ấn đau. Nghe âm thổi tim, tiếng tim và rale phổi.

Chẩn đoán phân biệt

Nguyên nhân gây đau ngực ở bệnh nhân điều trị nội trú rất phức tạp, từ các nguyên nhân có thể đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ, thuyên tắc phổi tới các nguyên nhân như trào ngược thực quản, loét dạ dày, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, bệnh zona, chấn thương thành ngực và rối loạn lo âu.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Đánh giá tình trạng oxy máu, chụp X-quang phổi, và điện tim là các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp.

Nên xét nghiệm men tim nhiều lần để đánh giá động học nếu nghi ngờ thiếu máu cơ tim.

Chụp cắt lớp vi tính ngực và đánh giá thông khí/tưới máu được chỉ định để chẩn đoán tắc mạch phổi.

Điều trị

Nếu nghi ngờ thiếu máu cơ tim, điều trị ban đầu bao gồm thở oxy, uống aspirin, và nitroglycerin , hoặc morphine sulfate , hoặc phối hợp cả hai loại. Xem thêm các bài chủ đề “Thiếu máu cơ tim”.

Nếu đau ngực nghi ngờ do bệnh lý tiêu hóa, dùng phối hợp Maalox và diphenhydramine .

Đau có xuất xứ khớp thường được đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc nhóm acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Chỉ định thuốc chống đông ngay trong khi chờ kết quả xét nghiệm, nếu chẩn đoán nghi ngờ nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch phổi (trừ những trường hợp chống chỉ định).