Sinh lý thai nhi



Nhau thai

Nhau thai có một số chức năng, bao gồm chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen từ mẹ đến thai, bài tiết các chất thải của thai nhi, tổng hợp các protein và các hormone.

Nhau được phân loại là màng nội mô mạch máu màng đệm, vì nó chỉ có ba lớp tế bào tách tuần hoàn mẹ và thai nhi: lớp nguyên bảo nuôi của thai, lớp đệm có nhung mao, và lớp nội mô mao mạch. Nhung mao nằm giữa các khoảng giữa nhưng mạo chứa đầy máu từ mẹ.

Nhung mao tạo ra một tỉ lệ diện tích bề mặt cao, tổng diện tích bể mặt lúc thai đủ tháng khoảng 10 m2.

Sự vận chuyển các chất qua nhau xảy ra do khuếch tán (oxygen, CO2, điện, đường đơn), vận chuyển tích cực (sắt, vitamin C), hoặc khuếch tán có hỗ trợ (globulin miễn dịch).

Nhau có khả năng dự trữ lớn; 30%-40% số lượng nhung mao (nhau thai) có thể mất mà không có bằng chứng của suy nhau thai.

Dinh dưỡng thai nhi

Phôi bao gồm gần như hoàn toàn là nước. Tuy nhiên, sau 10 tuần, thai nhi phụ thuộc vào chất dinh dưỡng từ tuần hoàn của mẹ qua nhau.

Thai nhi trung bình cân nặng 3400 g. Cân nặng lúc sinh bị ảnh hưởng bởi chủng tộc, tình trạng kinh tế-xã hội, con lần thứ mấy, yếu tố di truyền, bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá, và giới tính thai nhi. Khi thai gần đủ tháng, thai nhi tăng khoảng 30 g/ngày.

Hệ tim mạch thai nhi

Tim thai bắt đầu đập khi tuổi thai 4-5 tuần.

Lượng máu trong tuần hoàn nhau thai là khi thai đủ ngày là 120 mL/kg (tổng cộng khoảng 420 mL).

Khi sinh, tuần hoàn thai có sự thay đổi đáng kể. Các mạch rốn, ống động mạch, lỗ bầu dục, và ống tĩnh mạch co lại. Điều này có lẽ do sự thay đổi áp lực oxygen trong vòng vài phút sau khi sinh. Phần xa của các động mạch rốn teo lại trong vòng 3-4 ngày và trở thành dây chẳng rốn, và tĩnh mạch rốn trở thành dây chẳng tròn của gan. Ống tĩnh mạch mất chức năng trong vòng 10-90 giờ sau sinh, teo lại và hình thành đây chẳng tĩnh mạch khi trẻ 2-3 tuần tuổi.

Hệ hô hấp thai nhi

Trong vòng vài phút sau sinh, phổi phải có khả năng cung cấp oxygen và loại bỏ khí CO2, để thai tồn tại.

Vận động của ngực thai có thể được phát hiện ở 11 tuần. Khả năng thai “thở” nước ối vào phổi lúc thai 16-22 tuần quan trọng đối với sự phát triển bình thường của phổi. Nếu quá trình này không xảy ra, phổi có thể bị thiểu sản.

Surfactant là một chất làm giảm sức căng bề mặt phế nang và ngăn cho phế nang không xẹp sau khi sinh. Surfactant do phế bào loại II (type II pneumocytes) tiết ra.

Sự trưởng thành về chức năng thể hiện qua sự tăng surfactant trong phổi. Thiếu surfactant gây ra bệnh màng trong (hyaline membrane disease, HMD) hoặc hội chứng suy hô hấp (respiratory distress syndrome, RDS), và xảy ra chủ yếu ở trẻ sinh non. Liệu pháp cortico- steroid trước sinh thúc đẩy sản xuất surfactant và giảm 50% nguy cơ RDS.

Máu thai nhi

Vị trí tạo tế bào máu thay đổi theo tuổi thai.

  • Túi noãn hoàng là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình tạo máu, bắt đầu từ tuần thứ 0 và đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 5, sau đó giảm dần và ngừng hoạt động vào khoảng tuần thứ 10.
  • Gan bắt đầu tham gia vào quá trình tạo máu từ khoảng tuần thứ 5, đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 12 và tiếp tục hoạt động đến khoảng tuần thứ 30, sau đó giảm dần.
  • Lách cũng tham gia vào quá trình tạo máu, nhưng với mức độ thấp hơn và bắt đầu từ khoảng tuần thứ 10, đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 20 và ngừng hoạt động vào khoảng tuần thứ 30.
  • Tủy xương bắt đầu tham gia vào quá trình tạo máu từ khoảng tuần thứ 20, và tiếp tục tăng trưởng và trở thành cơ quan chính tạo máu sau tuần thứ 30.
  • Hạch bạch huyết bắt đầu tham gia từ khoảng tuần thứ 20, nhưng với mức độ thấp và không đóng vai trò chính trong quá trình tạo máu.

Nồng độ hemoglobin của máu thai tăng lên đến mức 15 g/dL như người trưởng thành ở giữa thai kỳ, và tăng đến 18 g/dL khi sinh. Hematocrit trung bình của thai là 50%.

Hemoglobin F (hemoglobin bào thai) có ái lực cao đối với oxygen hơn hemoglobin A (hemoglobin người trưởng thành). Hemoglobin A hiện diện trong bảo thai từ 11 tuần và tăng tuyến tính với tuổi thai. Sự thay đổi từ hemoglobin F sang hemoglobin A xảy ra khi tuổi thai khoảng 32-34 tuần. Khi thai đủ tháng, 75% tổng số hemoglobin là hemoglobin A.

Hematocrit trung bình của thai là 50%.

Hệ tiêu hóa thai nhi

Ruột non thai có nhu động vào tuần thứ 11. Vào lúc 16 tuần, thai có thể nuốt.

Gan thai nhi hấp thụ thuốc nhanh chóng nhưng chuyển hóa chậm vì những cơ chế bất hoạt và thải độc thuốc của gan vẫn còn kém phát triển cho đến cuối thai kỳ.

Trong ba tháng cuối, gan dự trữ một lượng lớn glycogen và những enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp glucose.

Hệ niệu-sinh dục thai nhi

Thai bắt đầu bài tiết nước tiểu từ giai đoạn sớm của thai kỳ, nước tiểu của thai nhi là thành phần chính của nước ối, đặc biệt khi tuổi thai >16 tuần.

Chức năng thận hoàn thiện từ từ khi thai kỳ tiến triển.

Hệ thần kinh thai nhi

Tế bào thần kinh tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ và ít nhất sau sinh 2 năm. Hệ thần kinh trung ương muốn phát triển đòi hỏi hoạt động tuyến giáp bình thường.

Thai có thể cảm nhận được âm thanh ở tuần 24-26. Vào lúc 28 tuần, mắt thai rất nhạy cảm với ánh sáng.

Steroid sinh dục là yếu tố quyết định các hành vi về giới tính.

Hệ miễn dịch thai nhi

IgG thai có nguồn gốc chủ yếu từ người mẹ. Kháng thể IgG từ mẹ sang bào thai được vận chuyển qua các receptor bắt đầu ở tuổi thai 16 tuần, nhưng phần lớn các kháng thể IgG qua nhau thai trong 4 tuần cuối của thai kỳ. Như vậy, trẻ sinh non có mức IgG lưu hành rất thấp. IgM không được vận chuyển tích cực qua nhau. Như vậy, nồng độ IgM trong thai phản ánh chính xác đáp ứng của hệ miễn dịch thai khi bị nhiễm trùng.

Tế bào lympho B xuất hiện trong gan khi thai được 9 tuần, và trong máu và lách lúc thai 12 tuần. Tế bào T rời khỏi tuyến ức khi thai khoảng 14 tuần.

Thai không hấp thụ nhiều IgG (miễn dịch thụ động) tử sữa non, mặc dù IgA trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại một số bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Hệ nội tiết thai nhi

Cả oxytocin và vasopressin được tiết ra bởi vùng hạ đồi khi thai 10-12 tuần.

Tuyến giáp của thai bắt đầu hoạt động ở 12 tuần. Rất ít hormone tuyến giáp của thai có nguồn gốc từ mẹ.