Xử trí ngạt nước và điện giật ở trẻ em



Đánh giá ban đầu

Đánh giá ban đầu nên đảm bảo đầy đủ đường thở, hô hấp, tuần hoàn và tri giác (theo ABC). Kiểm tra các dấu hiệu chấn thương, đặc biệt là sau khi lặn hoặc cú ngã bất ngờ. Thường chấn thương vùng mặt, đầu và cột sống cổ.

Xử trí ngạt nước

Xử trí trẻ ngạt nước như sau:

  • Cung cấp oxy và đảm bảo đủ oxy.
  • Cởi bỏ quần áo ướt.
  • Đặt ống thông mũi dạ dày để loại bỏ nước và chất bẩn trong dạ dày, và cần thiết soi khí – phế quản để loại bỏ các dị vật từ đường thở như chất bẩn hít phải hoặc chất nôn.
  • Ủ ấm trẻ nếu thân nhiệt >32°C bằng lò sưởi hoặc chăn khô; nếu thân nhiệt <32°C truyền dịch ấm (39°C) hoặc tiến hành rửa dạ dày với nước muối 0.9% ấm.
  • Điều chỉnh hạ đường huyết và các rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ natri máu làm tăng nguy cơ phù não.
  • Cho kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm trùng phổi.

Xử trí điện giật

Xử trí trẻ điện giật như sau:

  • Cấp cứu nhằm đảm bảo thông thoáng đường thở, thông khí và hỗ trợ tuần hoàn. Cung cấp oxy, đặc biệt là cho trẻ bị thiếu oxy máu nặng, bỏng mặt hay miệng, hôn mê hoặc không có khả năng tự bảo vệ đường thở hoặc suy hô hấp.
  • Đánh giá các chấn thương như tràn khí màng phổi, viêm phúc mạc hoặc vỡ khung chậu.
  • Bắt đầu truyền dịch normal saline hoặc lactate ringer để duy trì lượng nước tiểu ít nhất là 2 ml/kg/giờ cho tất cả bệnh nhân bị bỏng nặng hoặc tiểu myoglobine.
  • Cân nhắc dùng furosemide hoặc mannitol để thải myoglobin nhiều hơn.
  • Chích vắc-xin ngừa uốn ván theo chỉ định và chăm sóc vết thương bỏng. Có thể rạch màng cân (fasciotomy) sớm khi cần.