Bệnh mạch vành


  • TMMV9

    Bệnh nhân nữ 64 tuổi nhập viện tuyến dưới vì đau ngực. 5 ngày qua, thỉnh thoảng xuất hiện đau ngực kiểu đè ép khi nghỉ. Đến ngày nhập viện, đau với tính chất tương tự nhưng không giảm nên bà nhập viện. Tiền căn đau thắt ngực ổn định, tăng huyết áp và đái tháo đường điều trị liên tục. Thuốc đang điều trị gồm aspirin 325 mg 1 lần/ngày, metoprolol 25 mg 2 lần/ngày, isosorbide mononitrate 60 mg 1 lần/ngày, và hydrochlorothiazide 25 mg 1 lần/ngày.

    Khám lâm sàng ghi nhận nhịp tim đều 50 lần/phút, huyết áp 158/88 mmHg, tĩnh mạch cổ và mạch ngoại biên bình thường. Phổi trong, tim không âm thổi hay tiếng tim bất thường. Phù ngoại biên kín đáo.

    Điện tâm đồ ghi nhận ST chênh xuống 1-2 mm ở chuyển đạo DIII, aVF, và V6. Nồng độ troponin T tăng (0.23 ng/mL).

    Bệnh nhân được điều trị với heparin và nitroglycerin tĩnh mạch; bà hết triệu chứng và các bất thường ECG cũng hồi phục hoàn toàn. Sau đó vào cùng ngày, bà xuất hiện đau ngực kiểu đè ép và ST chênh xuống trên ECG. Bà đang được sắp xếp chuyển đến bệnh viện có thể chụp mạch vành.

    Trong lúc chờ thủ tục thì xử trí nào dưới đây là phù hợp?

    A. Tăng liều metoprolol thành 50 mg 2 lần/ngày
     Chưa chính xác! 

    Không nên tăng liều thuốc chẹn beta khi bệnh nhân đang có nhịp chậm.

    B. Thực hiện xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức
     Chưa chính xác! 

    Bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu cấp, là chống chỉ định tuyệt đối của test gắng sức.

    C. Morphine đường tĩnh mạch
     Chưa chính xác! 

    Có thể dùng morphine để giảm triệu chứng nhưng đây không phải là điều trị then chốt trong thiếu máu mô mức độ nặng.

    D. Tiêu sợi huyết reteplase 10 đơn vị đường tĩnh mạch
     Chưa chính xác! 

    Chẩn đoán của bệnh nhân này là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI). Không có chỉ định dùng tiêu sợi huyết trong NSTEMI.

    E. Eptifibatide – thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa
     Chính xác! 

    Bệnh nhân lớn tuổi, thay đổi trên ECG và tăng men tim nên chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất của bệnh nhân tình huống này là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI). Vì bệnh nhân nhập bệnh viện tuyến dưới nên điều trị nội khoa ban đầu là hợp lý. Tuy nhiên, đau ngực xuất hiện lại nên bệnh nhân có chỉ định chuyển tuyến đến trung tâm có thể can thiệp mạch vành sâu hơn.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng hiệu quả của thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa trong nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, đặc biệt là những bệnh nhân nguy cơ cao cần can thiệp mạch vành qua da. Khởi động eptifibatide giúp giảm thiếu máu hoặc nhồi máu tái phát trước khi được can thiệp và giúp cải thiện kết cục sau can thiệp.

Chọn case: