Tình huống lâm sàng –

Nhiễm khuẩn hô hấp


  • HHNKHH12

    Bệnh nhân nam 30 tuổi than phiền sốt và đau họng vài ngày nay. Hôm nay anh ta đến khám vì xuất hiện thêm khàn giọng, khó thở và chảy nước dãi.

    Khám lâm sàng, bệnh nhân sốt và thở rít (stridor) khi hít vào.

    Xử trí nào sau đây là phù hợp?

    A. Điều trị ngoại trú với ampicillin
     Chưa chính xác! 

    Tác nhân thường gặp nhân là H influenzae, hầu hết tiết lactamase nên sẽ kháng ampicillin. Do đó điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nên là cephalosporin thế hệ 3 hoặc penicillin bán tổng hợp kháng beta-lactamase (hay penicillin thế hệ 2).

    B. Cấy dịch họng tìm liên cầu tán huyết beta
     Chưa chính xác! 

    Viêm họng do liên cầu tán huyết beta có thể gây nuốt đau mức độ nặng nhưng nhiễm khuẩn không đi xuống tới vùng hạ hầu hay thanh quản (nghĩa là không gây khàn tiếng).

    C. Nhập ICU và hội chẩn tai mũi họng
     Chính xác! 

    Bệnh nhân khởi phát khàn giọng, khó thở và ran rít nên chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là viêm thanh thiệt cấp (acute epiglottitis) và cần nhập ICU theo dõi sát vì nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Có thể chẩn đoán viêm thanh thiệt cấp bằng hình ảnh thanh thiệt lớn, phù nề qua soi thanh quản gián tiếp (bằng kính) hoặc X-quang mô mềm vùng cổ. Cần hội chẩn khoa tai mũi họng.

    D. Chụp X-quang ngực thẳng
     Chưa chính xác! 

    Phim X-quang cổ nghiêng hữu ích hơn X-quang ngực. Dấu hiệu kinh điển trên phim cổ nghiêng là dấu thumbprint (hình ảnh giống như vết in của ngón tay cái).

    E. Đề nghị huyết thanh chẩn đoán Epstein-Barr virus (EBV)
     Chưa chính xác! 

    Tăng bạch cầu đơn nhân nguyên nhiễm (thường do EBV) thường gây viêm họng xuất tiết (exudative pharyngitis) và hạch cổ, nhưng không gây ran rít.

Chọn case: