Tình huống lâm sàng –

Rối loạn nhịp


  • TMRLN12

    Bệnh nhân nam 65 tuổi nhập cấp cứu vì chấn thương vai phải khi đang tập thể thao. Tiền căn đái tháo đường đang điều trị tốt với metformin. Tại phòng cấp cứu, nhịp tim của ông không đều. Kết quả ECG như hình bên dưới.

    Điều trị nào sau đây là hợp lý nhất trên bệnh nhân này?

    A. Atropine
     Chưa chính xác! 

    Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.

    B. Isoproteronol
     Chưa chính xác! 

    Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể.

    C. Đặt máy tạo nhịp
     Chưa chính xác! 

    Tìm đáp án đúng để được giải thích cụ thể.

    D. Sốc điện chuyển nhịp
     Chưa chính xác! 

    Tìm đáp án đúng để được giải thích chi tiết.

    E. Theo dõi
     Chính xác! 

    Block nhĩ thất được chia làm ba độ.

    • Block nhĩ thất độ I đơn giản là khi khoảng PR kéo dài (>0.20s).
    • Block nhĩ thất độ II chia làm hai loại, hay còn gọi là Mobitz. Mobitz loại I (thường được gọi là hiện tượng Wenckebach) là khi khoảng PR dài dần cho đến khi xuất hiện sóng P không dẫn (nghĩa là có sóng P nhưng không có phức bộ QRS). Mobitz loại II là khi đột ngột xuất hiện sóng P không dẫn mà không có PR kéo dài trước đó.
    • Block nhĩ thất độ III hay block nhĩ thất hoàn toàn là khi hoàn toàn không có liên hệ giữa dẫn truyền nhĩ (biểu hiện là sóng P) và dẫn truyền thất (biểu hiện là phức bộ QRS).

    ECG của bệnh nhân này là block nhĩ thất độ II Mobitz I hay Wenckebach (PR kéo dài tăng dần sau đó xuất hiện block dẫn truyền nhĩ). Block nhĩ thất độ II Mobitz I đa số không cần điều trị và có thể gặp ở người khoẻ mạnh, đặc biệt là ở những người tăng hoạt động thần kinh phế vị do đau hoặc nôn.

    Các nguyên nhân khác của hiện tượng Wenckebach bao gồm nhồi máu cơ tim thành dưới và ngộ độc thuốc như digoxin, chẹn beta, hoặc chẹn kênh canxi. Nhưng sau nhồi máu, block nhĩ thất độ II Mobitz I thường ổn định, hiếm khi tiến triển lên block nhĩ thất độ III và cần đặt máy tạo nhịp.

Chọn case: