TNNTT5

Bệnh nhân nữ 19 tuổi đến khám vì thấy nước tiểu đục 3 ngày nay. Cô không có triệu chứng gì nhưng đã trễ kinh 3 tháng. Thử thai bằng que quickstick dương tính và cấy nước tiểu ghi nhận > 105 khóm trực khuẩn gram âm.

Điều trị nào dưới đây là phù hợp nhất với bệnh nhân lúc này?

A. Ciprofloxacin 500 mg 2 lần/ngày trong 3 ngày
 Chưa chính xác! 

Ciprofloxacin và các fluoroquinolone khác là chống chỉ định trong thai kỳ. .

B. Trimethoprim-sulfamethoxazole 1 viên 2 lần/ngày trong 14 ngày
 Chưa chính xác! 

Trimethoprim-sulfamethoxazole 2 tuần thì quá tay với một nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.

C. Nitrofurantoin 100 mg 1 lần/ngày trong 3 ngày
 Chính xác! 

Bệnh nhân này mang thai và có nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng (asymptomatic bacteriuria, ASB), tác nhân gram âm.

Trước tiên, cần lưu ý về thuật ngữ:

  • ASB định nghĩa là sự trú đóng của một vi khuẩn duy nhất và bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng. Tiêu chuẩn vàng là phát hiện [math]>10^5[/math] đơn vị khúm/mL (không tế bào biểu mô) khi lấy nước tiểu giữa dòng ở từ 2 lần trở lên. Dù rằng trong thực tế lâm sàng, ASB thường được chẩn đoán khi 1 lần xét nghiệm nước tiểu thường quy ở đầu thai kỳ.
  • Cần lưu ý rằng ASB khác và không đồng nghĩa với nhiễm trùng tiểu (urinary tract infection).
  • Nhiễm trùng tiểu tái diễn (recurrent urinary tract infection) được định nghĩa là có ≥2 lần nhiễm trùng trong sáu tháng hoặc ≥3 lần nhiễm trùng trong một năm. Xem giải thích thêm trong tình huống sau.

Không phải tất cả ASB đều cần điều trị, ở bệnh nhân nữ trẻ với nhiễm trùng tiểu tái diễn thì ASB có thể là yếu tố bảo vệ và nếu điều trị có thể tăng nguy cơ tái diễn và bệnh nhân biểu hiện triệu chứng trở lại.

Quay trở lại tình huống này, bệnh nhân đang ở tam cá nguyệt thứ 2 dựa vào kinh chót 3 tháng trước. ASB thai kỳ có liên quan đến kết cục xấu thai kỳ, do đó đây là một trong số ít trường hợp ASB nên được điều trị. Và nên cấy nước tiểu lặp lại 2 tuần sau khi hoàn tất điều trị.

Nitrofurantoin có thể dùng an toàn trong thai kỳ và dùng 3-7 ngày là đủ với nhiễm trùng tiểu không triệu chứng. Xem các đáp án khác để được giải thích vì sao không chọn.

D. Ceftriaxone 1 g tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 14 ngày
 Chưa chính xác! 

Ceftriaxone hữu ích trong nhiễm trùng tiểu thai kỳ nhưng không cần thiết với một nhiễm trùng tiểu không triệu chứng và tác nhân nhạy.

E. Không cần điều trị.
 Chưa chính xác! 

Bệnh nhân này mang thai và có nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng (asymptomatic bacteriuria, ASB). ASB thai kỳ liên quan đến kết cục xấu thai kỳ nên bệnh nhân này có chỉ định điều trị.