Các ngộ độc do nọc độc thường gặp



Giới thiệu

Tai nạn gây ra do các động vật có nọc độc hoặc độc chất khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Điều trị khó khăn bởi vì sự đa dạng về loài động vật, sự khác biệt về hoàn cảnh và quá trình xảy ra tai nạn. Điều quan trọng là phải có kiến thức về các loài động vật phổ biến, nhận diện sớm loại nọc độc hoặc độc chất và các triệu chứng cũng như điều trị đặc hiệu có sẵn.

Rắn cắn

Rắn cắn nên được nghĩ đến trong trường hợp đau nhiều hoặc sưng một chi hoặc chảy máu không giải thích được hoặc có dấu hiệu thần kinh. Một số rắn hổ mang phun nọc độc vào mắt nạn nhân gây đau và viêm.

Chẩn đoán rắn cắn

Dấu hiệu toàn thân gồm sốc, nôn ói và nhức đầu. Khám vết cắn tìm hoại tử khu trú, chảy máu hoặc phì đại hạch khu trú.

Dấu hiệu đặc trưng phụ thuộc vào loại độc chất và độc tính của nó. Bao gồm:

  • Sốc.
  • Sưng khu trú, có thể lan rộng ra chi bị cắn.
  • Chảy máu: bên ngoài từ nướu răng, vết thương hoặc vết lở; xuất huyết nội đặc biệt là xuất huyết nội sọ.
  • Độc tố thần kinh: gây suy hô hấp hoặc liệt cơ, sụp mi, liệt hầu họng (gây khó nuốt và khó nói), yếu liệt chi.
  • Dấu hiệu hủy cơ: đau nhức bắp thịt và nước tiểu màu đen.

Kiểm tra Hb (đánh giá đông máu toàn bộ nếu được).

Điều trị rắn cắn

Sơ cứu ban đầu:

  • Bất động chi để giảm phát tán và làm chậm hấp thu nọc độc. Nếu vết cắn do nhóm rắn gây độc tố thần kinh, băng chặt chi bị cắn, từ ngón tay hoặc ngón chân đến gần vị trí vết cắn.
  • Làm sạch vết thương.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu trên, chuyển trẻ đến bệnh viện có huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt. Nếu con rắn đã bị giết chết, mang xác rắn cùng nạn nhân đến bệnh viện.
  • Tránh rạch vết thương hoặc đặt garrot.

Tại bệnh viện:

  • Điều trị sốc hoặc ngừng thở.
    • Điều trị sốc nếu có.
    • Liệt cơ hô hấp có thể kéo dài trong nhiều ngày, đòi hỏi phải đặt nội khí quản và thở máy hoặc thông khí (với bóp bóng qua mặt nạ hoặc qua nội khí quản) bằng sự hỗ trợ của nhân viên và/hoặc người thân cho đến khi chức năng hô hấp cải thiện. Chăm sóc ống nội khí quản là quan trọng. Một cách điều trị thay thế khác là mở khí quản.
  • Huyết thanh kháng nọc rắn
    • Nếu có biểu hiện lâm sàng toàn thân hoặc biểu hiện khu trú nặng (sưng hơn một nửa chi hoặc hoại tử nặng) có chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn, nếu có sẵn.
    • Chuẩn bị adrenaline 1/1.000 tiêm bắp 0,15 ml, chlorpheniramine tĩnh mạch và chuẩn bị sẵn hộp chống sốc phản vệ (xem bên dưới).
    • Nếu xác định được loại rắn cắn, chỉ dùng một loại huyết thanh kháng nọc rắn đó. Dùng huyết thanh kháng nọc rắn đa giá nếu không xác định được loại rắn. Tuân thủ các bước hướng dẫn dùng huyết thanh kháng nọc rắn. Liều cho trẻ em cũng giống như đối với người lớn. Pha loãng huyết thanh kháng nọc rắn trong dung dịch Normal saline 0,9% theo tỉ lệ 1/2 hoặc 1/3, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Lúc đầu truyền chậm và theo dõi sát để phát hiện sốc phản vệ hoặc phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
    • Nếu ngứa hoặc phát ban dạng mày đay, kích thích, sốt, ho hoặc khó thở, thì ngưng truyền huyết thanh kháng nọc rắn và tiêm adrenalin 10/00 0,15ml tiêm bắp. Điều trị hỗ trợ khác gồm thuốc giãn phế quản, kháng histamin (chlorpheniramine 0,25 mg/kg) và steroid. Khi trẻ ổn định, tiếp tục truyền chậm huyết thanh kháng nọc rắn.
    • Huyết thanh kháng nọc độc vẫn được dùng trễ sau 6 giờ nếu rối loạn đông máu tái phát hoặc sau 1-2 h nếu bệnh nhân đang tiếp tục chảy máu nhiều hoặc dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch nặng dần.
    • Truyền máu không được chỉ định nếu đã dùng huyết thanh kháng nọc rắn. Chức năng đông máu sẽ trở lại bình thường sau khi gan sản xuất lại các yếu tố đông máu. Đáp ứng của các dấu hiệu thần kinh với huyết thanh kháng nọc rắn thì đa dạng và phụ thuộc vào loại nọc độc.
    • Nếu không đáp ứng với huyết thanh kháng nọc rắn đã truyền, thì cần phải truyền tiếp.
    • Kháng cholinesterases có thể đảo ngược các dấu hiệu thần kinh ở trẻ em bị cắn bởi một số loài rắn.

Điều trị phẫu thuật:

  • Phẫu thuật được đặt ra nếu có sưng nghiêm trọng một chi, mất mạch hoặc đau hoặc hoại tử khu trú. Chăm sóc phẫu thuật sẽ bao gồm:
    • Cắt lọc mô chết từ vết thương.
    • Rạch màng cân (fasciotomy) để giảm bớt áp lực trong chèn ép khoang, nếu cần thiết.
    • Ghép da, nếu có hoại tử rộng.
    • Mở khí quản (hoặc đặt nội khí quản) nếu liệt cơ hầu họng.

Chăm sóc hỗ trợ:

  • Cho ăn thức ăn lỏng qua đường miệng hoặc qua ống thông mũi dạ dày theo nhu cầu hàng ngày. Theo dõi xuất nhập mỗi ngày.
  • Giảm đau.
  • Nâng cao chi bị sưng.
  • Chích ngừa uốn ván.
  • Điều trị kháng sinh là không cần thiết trừ khi có hoại tử tại vết thương.
  • Tránh tiêm bắp.
  • Theo dõi bệnh nhân sát ngay sau khi nhập viện, sau đó theo dõi mỗi giờ trong ít nhất là 24 giờ đầu, bởi vì độc tố có thể phát tán nhanh.

Bò cạp cắn

Bò cạp cắn có thể gây đau trong nhiều ngày. Triệu chứng toàn thân do nọc độc phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Chẩn đoán bò cạp cắn

Dấu hiệu nhiễm độc có thể xảy ra trong vài phút do hoạt hóa hệ thần kinh tự chủ. Bao gồm:

  • Sốc.
  • Huyết áp thấp hoặc cao.
  • Mạch nhanh hoặc không điều.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Khó thở (do suy tim) hoặc suy hô hấp.
  • Co giật cơ và co thắt cơ.
  • Tìm dấu hiệu huyết áp thấp hoặc cao và điều trị nếu có dấu hiệu suy tim.
Điều trị bò cạp cắn

Sơ cứu ban đầu: Chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tại bệnh viện: Nếu có dấu hiệu nặng, dùng kháng huyết thanh kháng nọc bò cạp, nếu có sẵn (truyền giống như truyền huyết thanh kháng nọc rắn).

Điều trị khác:

  • Điều trị suy tim (nếu có).
  • Cân nhắc dùng prazosin nếu có phù phổi.
  • Uống paracetamol hoặc morphin đường uống hoặc tiêm bắp tùy theo độ nặng. Trường hợp rất nghiêm trọng, dùng Lignocaine 10/0 (không có adrenaline).

Các loại độc tố khác

Tuân thủ các nguyên tắc điều trị như trên. Huyết thanh kháng nọc độc được chỉ định (khi có sẵn), nếu có triệu chứng tại chỗ nặng hoặc bất kỳ dấu hiệu toàn thân nào.

Nhìn chung, nọc độc nhện có thể gây đau nhưng hiếm khi gây nhiễm độc toàn thân. Huyết thanh kháng nọc độc thích hợp cho nhiều loài như nhện widow và nhện banana. Nọc cá có thể gây đau khu trú rất nặng, nhưng dấu hiệu toàn thân là hiếm. Nọc sứa đe dọa tính mạng. Cho giấm vào bông len để làm biến tính protein trong da. Lông tua bám dính của động vật cần được loại bỏ một cách cẩn thận. Chà xát lông tua có thể gây thêm nọc độc. Chống nọc độc có thể có sẵn. Liều chống nọc độc sứa và nhện nên được xác định bởi số lượng nọc độc tiêm vào. Liều cao hơn cần thiết nếu có nhiều vết cắn, triệu chứng nặng hoặc xuất hiện muộn.