Dự phòng huyết khối tĩnh mạch nội trú



Dịch tễ học

Huyết khối tĩnh mạch (VTE) là một trong những nguyên nhân gây tử vong thường gặp có thể dự phòng được ở những bệnh nhân nằm viện. Khoảng 70% đến 80% trường hợp tử vong do tắc mạch phổi xảy ra ở những bệnh nhân không phẫu thuật.1Tapson VF, Decousus H, Pini M, Chong BH, Froehlich JB, Monreal M, Spyropoulos AC, Merli GJ, Zotz RB, Bergmann JF, Pavanello R, Turpie AG, Nakamura M, Piovella F, Kakkar AK, Spencer FA, Fitzgerald G, Anderson FA Jr; IMPROVE Investigators. Venous thromboembolism prophylaxis in acutely ill hospitalized medical patients: findings from the International Medical Prevention Registry on Venous Thromboembolism. Chest. 2007 Sep;132(3):936-45. doi: 10.1378/chest.06-2993. Epub 2007 Jun 15. PMID: 17573514. Khoảng 40% bệnh nhân điều trị nội trú có nguy cơ cao bị VTE do có các yếu tố nguy cơ được mô tả theo thang điểm PADUA dưới đây, do đó những bệnh nhân này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi điều trị dự phòng VTE.2Barbar S, Noventa F, Rossetto V, Ferrari A, Brandolin B, Perlati M, De Bon E, Tormene D, Pagnan A, Prandoni P. A risk assessment model for the identification of hospitalized medical patients at risk for venous thromboembolism: the Padua Prediction Score. J Thromb Haemost. 2010 Nov;8(11):2450-7. doi: 10.1111/j.1538-7836.2010.04044.x. PMID: 20738765.

Yếu tố nguy cơ

Thang điểm dự báo PADUA đánh giá các yếu tố nguy cơ của VTE ở bệnh nhân điều trị nội trú. Các yếu tố và điểm tương ứng bao gồm:

  • 3 điểm: ung thư tiến triển, tiền sử VTE (không bao gồm huyết khối ở tĩnh mạch nông), tình trạng dễ bị huyết khối trước đây, nằm tại giường ít nhất 3 ngày.
  • 2 điểm: chấn thương hoặc phẫu thuật trong vòng một tháng trước.
  • 1 điểm: tuổi trên 70, béo phì (BMI >30), suy tim và/hoặc suy hô hấp, nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não, nhiễm trùng cấp tính và/hoặc bệnh khớp, đang điều trị hormone dài ngày.

Tổng điểm <4 được xem là nguy cơ thấp, và ngược lại tổng điểm ≥4 được xem là nguy cơ cao xuất hiện VTE.

Dự phòng

Điều trị dự phòng bằng thuốc giúp giảm 50% nguy cơ biến cố VTE.

Tất cả các bệnh nhân phải được khuyến khích lăn trở vài lần một ngày.

Bệnh nhân đang điều trị bệnh cấp tính, có nguy cơ cao xuất hiện VTE, và hiện tại không có dấu hiệu chảy máu hoặc không có nguy cơ chảy máu nên bắt đầu dùng thuốc heparin không phân đoạn liều thấp liều dự phòng , hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp , hoặc fondaparinux . Dùng thuốc Aspirin đơn độc không đủ để dự phòng VTE.3Kearon C, Akl EA, Comerota AJ, Prandoni P, Bounameaux H, Goldhaber SZ, Nelson ME, Wells PS, Gould MK, Dentali F, Crowther M, Kahn SR. Antithrombotic therapy for VTE disease: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest. 2012 Feb;141(2 Suppl):e419S-e496S. doi: 10.1378/chest.11-2301. Erratum in: Chest. 2012 Dec;142(6):1698-1704. PMID: 22315268; PMCID: PMC3278049.

Những bệnh nhân có nguy cơ nhưng có chống chỉ định với thuốc chống đông dự phòng huyết khối có thể được dự phòng bằng biện pháp cơ học với tất áp lực hoặc tất bó, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của các phương pháp này trên bệnh nhân.4Qaseem A, Chou R, Humphrey LL, Starkey M, Shekelle P; Clinical Guidelines Committee of the American College of Physicians. Venous thromboembolism prophylaxis in hospitalized patients: a clinical practice guideline from the American College of Physicians. Ann Intern Med. 2011 Nov 1;155(9):625-32. doi: 10.7326/0003-4819-155-9-201111010-00011. PMID: 22041951.


Tài liệu tham khảo

  • 1
    Tapson VF, Decousus H, Pini M, Chong BH, Froehlich JB, Monreal M, Spyropoulos AC, Merli GJ, Zotz RB, Bergmann JF, Pavanello R, Turpie AG, Nakamura M, Piovella F, Kakkar AK, Spencer FA, Fitzgerald G, Anderson FA Jr; IMPROVE Investigators. Venous thromboembolism prophylaxis in acutely ill hospitalized medical patients: findings from the International Medical Prevention Registry on Venous Thromboembolism. Chest. 2007 Sep;132(3):936-45. doi: 10.1378/chest.06-2993. Epub 2007 Jun 15. PMID: 17573514.
  • 2
    Barbar S, Noventa F, Rossetto V, Ferrari A, Brandolin B, Perlati M, De Bon E, Tormene D, Pagnan A, Prandoni P. A risk assessment model for the identification of hospitalized medical patients at risk for venous thromboembolism: the Padua Prediction Score. J Thromb Haemost. 2010 Nov;8(11):2450-7. doi: 10.1111/j.1538-7836.2010.04044.x. PMID: 20738765.
  • 3
    Kearon C, Akl EA, Comerota AJ, Prandoni P, Bounameaux H, Goldhaber SZ, Nelson ME, Wells PS, Gould MK, Dentali F, Crowther M, Kahn SR. Antithrombotic therapy for VTE disease: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest. 2012 Feb;141(2 Suppl):e419S-e496S. doi: 10.1378/chest.11-2301. Erratum in: Chest. 2012 Dec;142(6):1698-1704. PMID: 22315268; PMCID: PMC3278049.
  • 4
    Qaseem A, Chou R, Humphrey LL, Starkey M, Shekelle P; Clinical Guidelines Committee of the American College of Physicians. Venous thromboembolism prophylaxis in hospitalized patients: a clinical practice guideline from the American College of Physicians. Ann Intern Med. 2011 Nov 1;155(9):625-32. doi: 10.7326/0003-4819-155-9-201111010-00011. PMID: 22041951.