Định nghĩa và phân loại
Ho ra máu thật sự là khạc ra máu từ đường hô hấp dưới (dưới thanh môn).
Ho ra máu có nhiều cách phân loại trong y văn dựa trên tính chất máu, tần suất, mức độ, và biểu hiện trên lâm sàng. Những đặc điểm này thường gợi ý nguyên nhân và có thể dự đoán kết cục lâm sàng, từ đó giúp hướng dẫn chẩn đoán và quản lý.
- Hội Hình ảnh học Hoa kỳ (American College of Radiology, ACR) phân loại ho ra máu thành hai loại chính: ồ ạt (massive hemoptysis) và không ồ ạt (nonmassive hemoptysis). Ho ra máu ồ ạt được định nghĩa là ho ra máu có thể đe dọa tính mạng, với ngưỡng khuyến cáo thấp nhất là >100 mL trong 24 giờ.1Expert Panel on Thoracic Imaging; Olsen KM, Manouchehr-Pour S, Donnelly EF, Henry TS, Berry MF, Boiselle PM, Colletti PM, Harrison NE, Kuzniewski CT, Laroia AT, Maldonado F, Pinchot JW, Raptis CA, Shim K, Tong BC, Wu CC, Kanne JP. ACR Appropriateness Criteria® Hemoptysis. J Am Coll Radiol. 2020 May;17(5S):S148-S159. doi: 10.1016/j.jacr.2020.01.043. PMID: 32370959.
- Trong khi đó, Ủy ban Điều trị Bệnh phổi của Tổ chức Xơ nang (Cystic Fibrosis Foundation Pulmonary Therapies Committee) phân loại ho ra máu thành ba loại: lượng ít (<5 mL), nhẹ đến trung bình (5–240 mL) và lượng nhiều (>240 mL).2Flume PA, Mogayzel PJ Jr, Robinson KA, Rosenblatt RL, Quittell L, Marshall BC; Clinical Practice Guidelines for Pulmonary Therapies Committee; Cystic Fibrosis Foundation Pulmonary Therapies Committee. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: pulmonary complications: hemoptysis and pneumothorax. Am J Respir Crit Care Med. 2010 Aug 1;182(3):298-306. doi: 10.1164/rccm.201002-0157OC. PMID: 20675678.
- Trong thực hành lâm sàng, ho ra máu thường được phân loại là nhẹ, trung bình, nặng hoặc ồ ạt, với ngưỡng thể tích cụ thể thay đổi đôi chút giữa các nghiên cứu và hướng dẫn khác nhau. Ví dụ, một nghiên cứu đã phân loại ho ra máu ở mức độ nhẹ (<30 mL), trung bình (30-100 mL), nặng (100-600 mL) và ồ ạt (>600 mL).3Fidan A, Ozdoğan S, Oruç O, Salepçi B, Ocal Z, Cağlayan B. Hemoptysis: a retrospective analysis of 108 cases. Respir Med. 2002 Sep;96(9):677-80. doi: 10.1053/rmed.2002.1359. PMID: 12243312.
- Trong bài này, xử trí và quản lý bệnh nhân sẽ theo phân loại ho ra máu thành ồ ạt và không ồ ạt với ngưỡng cutoff là 600 mL/24 giờ. Quản lý ho ra máu mức độ nhẹ, trung bình, và nặng là giống nhau.
Nguyên nhân
Theo thời gian:
- Cấp tính hoặc một/ít đợt: viêm phế quản, viêm phổi, chấn thương, tắc mạch phổi, suy tim trái.
- Bán cấp hoặc tái phát: bệnh ác tính, bệnh phổi khu trú (lao, u nấm aspergillus, áp xe phổi), dị dạng động tĩnh mạch, lạc nội mạc tử cung tại phổi.
Theo số lượng máu mất:
- Ho ra máu không ồ ạt: viêm phế quản, bệnh ác tính, giãn phế quản, viêm phổi.
- Ho ra máu ồ ạt: giãn phế quản, bệnh phổi khu trú (lao, u nấm aspergillus, áp xe phổi), dị dạng động tĩnh mạch, bệnh ác tính.
Theo vị trí giải phẫu:
- Đường hô hấp: viêm phế quản/giãn phế quản, bệnh ác tính, dị vật, chấn thương.
- Nhu mô/phế nang: viêm phổi, bệnh khớp viêm mạch và hội chứng chảy máu phế nang (viêm mạch liên quan ANCA+, hội chứng Goodpasture, lupus ban đỏ hệ thống).
- Mạch máu: Tăng áp lực tĩnh mạch phổi (suy tim trái, hẹp van hai lá), tắc mạch phổi, dị dạng động tĩnh mạch phổi, giãn tĩnh mạch/phình động mạch, bệnh khớp viêm mạch và hội chứng chảy máu phế nang.
Rối loạn đông máu: giảm tiểu cầu, đông máu rải rác nội mạch (disseminated intravascular coagulation, DIC)
Do thuốc: thuốc chống đông máu, aspirin, cocaine.
Do thầy thuốc (iatrogenic): sinh thiết phổi, chấn thương động mạch phổi.
Nguyên nhân hiếm gặp: Bệnh vi sỏi phế nang, lạc nội mạc tử cung tại phổi, rò phế quản mạch máu, phổi biệt lập, bệnh Dieulafoy .
Ho máu tự phát không rõ nguyên nhân: chiếm đến 25% trường hợp, tuy nhiên tiên lượng thường tốt.4Adelman M, Haponik EF, Bleecker ER, Britt EJ. Cryptogenic hemoptysis. Clinical features, bronchoscopic findings, and natural history in 67 patients. Ann Intern Med. 1985 Jun;102(6):829-34. doi: 10.7326/0003-4819-102-6-829. PMID: 3994194.
Sinh lý bệnh
Sinh lý bệnh cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí chảy máu. Thông thường do viêm hoặc kích ứng mô tại chỗ đường hô hấp và liên quan đến quá sản hoặc cung cấp mạch máu bất thường.
Nguồn máu mất thường xuất phát từ hai mạch máu, động mạch phế quản và động mạch phổi.
- Động mạch phế quản (phân nhánh từ động mạch chủ) cung cấp máu cho hệ thống thông khí với áp lực cao. Thường là vị trí chảy máu của các nguyên nhân liên quan đến đường thở.
- Động mạch phổi cung cấp máu cho nhu mô phổi với áp lực thấp nhưng nhận được toàn bộ cung lượng tim. Thường là vị trí chảy máu của các nguyên nhân dị dạng mạch máu, phình mạch Rasmussen (phình động mạch phổi liên quan bệnh lao).
Đánh giá lâm sàng
Sàng lọc các nguyên nhân kể trên là cơ sở để chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu và giúp hướng dẫn quản lý và điều trị.
Ho ra máu có thể là triệu chứng chính hoặc có thể là triệu chứng đi kèm của một rối loạn nền tảng trên bệnh nhân. Bảng bên dưới liệt kê các nguyên nhân gây ho ra máu kèm biểu hiện lâm sàng gợi ý.
Nguyên nhân ho ra máu | Bệnh sử | Khám lâm sàng |
---|---|---|
Carcinoma phế quản | Hút thuốc, tuổi >40, họ máu số lượng ít tái phát, gầy sút cân. | Rale rít (wheezing) khu trú. |
Viêm phế quản mạn tính/ giãn phế quản | Thường xuyên, ho khạc đờm nhiều, viêm phổi nhiều đợt. | Rale nổ lan tỏa hai bên, khô khè, ngón tay dùi trống. |
Lao, nấm, áp-xe phổi | Triệu chứng bán cấp, tiền sử phơi nhiễm hoặc du lịch. | Sốt, rale nổ khu trú, suy kiệt. |
Viêm phổi cấp | Sốt cấp tính, ho khạc đờm, viêm màng phổi, họ máu rỉ sắt. | Sốt, rale nổ khu trú, tiếng rít phế quản. |
Hội chứng viêm mạch chảy máu | Bán cấp, đái máu, đau cơ, nổi ban. | Ran nổ lan tỏa, loét niêm mạc, nổi ban. |
Suy tim | Khó thở khi nằm, phù chi dưới, tiền sử bệnh van tim. | Tiếng thổi, rung tâm trương, tiếng tim S3, S1 hoặc P2 đanh, phù chi dưới. |
Dị dạng động tĩnh mạch/ giãn mao mạch xuất huyết di truyền | Thở nông, chảy máu cam, tiền sử gia đình có dấu hiệu và triệu chứng tương tự. | Giãn mao mạch niêm mạc, giảm oxy máu khi đứng (orthodeoxia). |
Tắc mạch phổi | Khó thở cấp, viêm màng phổi | Giảm oxy máu, cọ màng phổi, phù chi dưới không cân xứng |
Khi khai thác bệnh sử, quan trọng nhất là tuổi, tiền sử hút thuốc lá, bệnh phổi trước đó, bệnh ác tính trước đó, nguy cơ rối loạn đông máu. Đánh giá toàn bộ cơ quan cần tập trung vào các triệu chứng gợi ý bệnh tim phổi, nhiễm trùng đang hoạt động, bệnh ác tính và các rối loạn viêm hệ thống.
Khi khám thực thể, quan trọng nhất là độ bão hòa oxy, tình trạng toàn thân tốt, khám phổi chú ý tiếng bất thường khu trú hoặc lan tỏa. Cần đảm bảo khám đầy đủ, ghi nhận bất kỳ biểu hiện của bệnh tim phổi, truyền nhiễm, miễn dịch, hoặc bệnh ác tính.
Cần phân biệt ho ra máu với giả ho ra máu (pseudohemoptysis): Giả ho ra máu là do chảy máu từ đường hô hấp trên hoặc xuất huyết tiêu hóa trên kèm theo hoặc không kèm theo máu được hít vào phổi.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Mục tiêu của cận lâm sàng chẩn đoán:
- Đánh giá nồng độ oxy hóa máu, mức độ mất máu, bằng chứng nhiễm trùng và các bệnh lý toàn thân khác.
- Khu trú nguyên nhân của ho ra máu.
Xét nghiệm máu và dịch:
- Công thức máu, ion đồ, đông máu toàn bộ, tổng phân tích nước tiểu.
- Định nhóm máu và làm phản ứng chéo máu nếu ho ra máu ồ ạt.
- Khí máu động mạch nếu có chỉ định.
- Xét nghiệm đàm: nhuộm gram và nuôi cấy đàm thường quy. Nấm, AFB, xét nghiệm tế bào học.
- Xét nghiệm chuyên khoa theo gợi ý của lâm sàng.
- Suy tim: BNP.
- Bệnh miễn dịch: sàng lọc ANA/ANCA, kháng thể kháng màng đáy cầu thận, nồng độ bổ thể, cryoglobulins.
Điện tâm đồ: giúp đánh giá bệnh tim cấu trúc. Ngoài ra, thường ít giá trị trong chẩn đoán ho ra máu.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X-quang thẳng/nghiêng nên được thực hiện trong tất cả các trường hợp họ ra máu.
- Kết quả bình thường hoặc không khu trú được tổn thương lên đến 50% các trường hợp.5Marshall TJ, Flower CD, Jackson JE. The role of radiology in the investigation and management of patients with haemoptysis. Clin Radiol. 1996 Jun;51(6):391-400. doi: 10.1016/s0009-9260(96)80156-5. PMID: 8654002.
- Kết quả bình thường gặp ở 10% trường hợp do ung thư biểu mô phế quản.6Abal AT, Nair PC, Cherian J. Haemoptysis: aetiology, evaluation and outcome–a prospective study in a third-world country. Respir Med. 2001 Jul;95(7):548-52. doi: 10.1053/rmed.2001.1053. PMID: 11453310.
- Chụp cắt lớp vi tính ngực: Chỉ định thường phụ thuộc vào lâm sàng nhưng phải được thực hiện nếu chẩn đoán vẫn còn nghi ngờ sau khi đánh giá lâm sàng ban đầu, hoặc nếu soi phế quản không phát hiện được.
- Ưu điểm:
- Có thể đánh giá nhu mô phổi, mạch máu phổi và phân chia của cây phế quản.
- Đặc biệt hữu ích trong giãn phế quản, bệnh phổi tạo hang, u phổi và dị dạng mạch máu.7McGuinness G, Beacher JR, Harkin TJ, Garay SM, Rom WN, Naidich DP. Hemoptysis: prospective high-resolution CT/bronchoscopic correlation. Chest. 1994 Apr;105(4):1155-62. doi: 10.1378/chest.105.4.1155. PMID: 8162743.
- Chụp cắt lớp vi tính ngực độ phân giải cao có thể nhìn thấy khối u với hiệu quả tương đương của nội soi phế quản.8Set PA, Flower CD, Smith IE, Chan AP, Twentyman OP, Shneerson JM. Hemoptysis: comparative study of the role of CT and fiberoptic bronchoscopy. Radiology. 1993 Dec;189(3):677-80. doi: 10.1148/radiology.189.3.8234690. PMID: 8234690.
- Nhược điểm:
- Ít hiệu quả trong trường hợp tổn thương kín đáo ở phế quản và tổn thương niêm mạc.
- Không đặc hiệu trong trường hợp xuất huyết phổi.
- Nguy cơ cao ở bệnh nhân không ổn định.
- Ưu điểm:
- Siêu âm tim nếu nghi ngờ bệnh lý cấu trúc tim hoặc bệnh van tim.
Soi phế quản ống mềm:
- Có thể xác định nguồn gốc chảy máu trong 2/3 trường hợp tùy theo bệnh cảnh; có thể hoặc soi thấy vị trí chảy máu, hoặc đoán được chảy máu từ bên phổi còn lại.9Saumench J, Escarrabill J, Padró L, Montañá J, Clariana A, Cantó A. Value of fiberoptic bronchoscopy and angiography for diagnosis of the bleeding site in hemoptysis. Ann Thorac Surg. 1989 Aug;48(2):272-4. doi: 10.1016/0003-4975(89)90087-8. PMID: 2764618.
- Hữu ích trong kiểm tra bất thường niêm mạc và mạch máu đường hô hấp; có thể (1) rửa phế quản lấy dịch làm xét nghiệm chạy dịch như công thức máu, nhuộm gram, nuôi cấy, tế bào học; (2) đánh giá chảy máu phế nang; và (3) lấy mẫu sinh thiết.
- Chỉ định:
- Nguồn gốc chảy máu không rõ ràng sau khi đánh giá ban đầu và hình ảnh học, hoặc nếu ho ra máu kéo dài/tái phát.
- Biểu hiện lâm sàng cho thấy đường hô hấp bất thường.
- Chụp X-quang ngực/hình ảnh học cho thấy khối u ác tính.
- Chụp X-quang ngực/hình ảnh học bình thường hoặc không có tổn thương khu trú nhưng có ít nhất hai yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô phế quản: nam giới, tuổi >40, hút thuốc >40 gói/năm, ho ra máu >1 tuần, khạc >30 mL máu.10Jackson CV, Savage PJ, Quinn DL. Role of fiberoptic bronchoscopy in patients with hemoptysis and a normal chest roentgenogram. Chest. 1985 Feb;87(2):142-4. doi: 10.1378/chest.87.2.142. PMID: 3967521.
- Nguy cơ huyết khối động mạch phổi.
- Thời điểm thực hiện: còn đang tranh cãi, mặc dù nhiều tài liệu khuyến khích thực hiện trong vòng 48 giờ đầu ho ra máu.11Johnston H, Reisz G. Changing Spectrum of Hemoptysis: Underlying Causes in 148 Patients Undergoing Diagnostic Flexible Fiberoptic Bronchoscopy. Arch Intern Med. 1989;149(7):1666–1668. doi:10.1001/archinte.1989.00390070168029
Chụp động mạch phế quản và động mạch phổi:
- Chỉ định khi ho ra máu dai dẳng hoặc ho ra máu số lượng lớn tái phát nhiều lần.
- Ưu điểm: Nếu có thể khu trú vị trí chảy máu thì có thể thực hiện tắc mạch ngay.
- Nhược điểm: Đối với chảy máu nhiều vị trí và không thể xác định chính xác vị trí thì phải tùy thuộc vào bối cảnh lâm sàng.12Saumench J, Escarrabill J, Padró L, Montañá J, Clariana A, Cantó A. Value of fiberoptic bronchoscopy and angiography for diagnosis of the bleeding site in hemoptysis. Ann Thorac Surg. 1989 Aug;48(2):272-4. doi: 10.1016/0003-4975(89)90087-8. PMID: 2764618.
- Khác nhau về cấu trúc đường thở của từng bệnh nhân.
- Lượng máu chảy thường không đủ để chất cản quang thoát mạch, hạn chế khả năng xác định vị trí chảy máu.
- Bệnh phổi lan tỏa thường có liên quan đến những bất thường mạch máu lan tỏa, gây khó khăn trong xác định vị trí chảy máu (ví dụ trong giãn phế quản).
Điều trị
Nguyên tắc chung
- Cần phân biệt ho ra máu ồ ạt và không ồ ạt.
- Ba mục tiêu chính: (1) ổn định bệnh nhân, (2) chẩn đoán và xác định vị trí, (3) quyết định phương pháp điều trị.
Đối với ho ra máu không ồ ạt: thường được điều trị bảo tồn và dựa trên nguyên nhân nền. Điều trị thường là đảo ngược tình trạng rối loạn đông máu, thuốc an thần và chống ho nhẹ, nội soi phế quản nếu tái phát.
Đối với ho ra máu ồ ạt: cần hành động khẩn cấp, theo dõi sát và hội chẩn nhiều chuyên khoa bao gồm bác sĩ hô hấp và/hoặc bác sĩ phẫu thuật lồng ngực và can thiệp chẩn đoán hình ảnh.
- Ổn định bệnh nhân:
- Đảm bảo đường hô hấp thông thoáng: Ngưỡng đặt nội khí quản rất thấp (nghĩa là sẵn sàng đặt nội khí quản ngay dù bệnh nhân có chỉ định/dấu hiệu nhẹ), với ống nội khí quản lớn.
- Nằm nghiêng (phổi ở bên chảy máu hướng xuống dưới) để giảm nguy cơ chảy máu vào phổi bình thường.
- Đặt nội khí quản một nòng để thông khí chọn lọc cho phổi không bị ảnh hưởng.
- Đặt nội khí quản hai nòng để thông khí chọn lọc cho phổi không bị ảnh hưởng. Nên được thực hiện và quản lý dưới sự giám sát phù hợp.
- Nội soi phế quản và trực tiếp can thiệp đường thở, bao gồm:
- Soi phế quản ống cứng. Ưu tiên lựa chọn khi (1) tiếp cận đường thở và kiểm soát thông khí tốt và (2) dễ dàng thao tác với dụng cụ và động tác hút.
- Soi phế quản chèn trực tiếp (direct bronchoscopic tamponade).
- Bóng chèn (balloon tamponade). Có thể đặt và lưu tại chỗ trong vòng 1 đến 2 ngày. Phương pháp dùng bóng Fogarty, dùng chặn phế quản, và dùng bóng catheter động mạch phổi (PA) đều đã được mô tả. Lưu ý đánh giá chấn thương niêm mạc do thiếu máu cục bộ hoặc viêm phổi không do nhiễm khuẩn sau tắc (postobstructive pneumonitis).13Lordan JL, Gascoigne A, Corris PA. The pulmonary physician in critical care * Illustrative case 7: Assessment and management of massive haemoptysis. Thorax. 2003 Sep;58(9):814-9. doi: 10.1136/thorax.58.9.814. PMID: 12947147; PMCID: PMC1746797.
- Đốt điện dưới nội soi phế quản (endobronchial electrocautery), đông máu Argon-Plasma.14Morice RC, Ece T, Ece F, Keus L. Endobronchial argon plasma coagulation for treatment of hemoptysis and neoplastic airway obstruction. Chest. 2001 Mar;119(3):781-7. doi: 10.1378/chest.119.3.781. PMID: 11243957.15Tremblay A, Marquette CH. Endobronchial electrocautery and argon plasma coagulation: a practical approach. Can Respir J. 2004 May-Jun;11(4):305-10. doi: 10.1155/2004/216243. PMID: 15254614.
- Thuốc cầm máu tại chỗ: Epinephrine, vasopressin, thrombin, nước muối lạnh.16Tsukamoto T, Sasaki H, Nakamura H. Treatment of hemoptysis patients by thrombin and fibrinogen-thrombin infusion therapy using a fiberoptic bronchoscope. Chest. 1989 Sep;96(3):473-6. doi: 10.1378/chest.96.3.473. PMID: 2670463.17Conlan AA, Hurwitz SS. Management of massive haemoptysis with the rigid bronchoscope and cold saline lavage. Thorax. 1980 Dec;35(12):901-4. doi: 10.1136/thx.35.12.901. PMID: 7268664; PMCID: PMC471410.
- Chụp động mạch phế quản và gây tắc mạch nên được thực hiện sớm trong trường hợp ho ra máu số lượng lớn hoặc tái phát.
- Tắc mạch thành công (>85%) nếu định vị cẩn thận.18Swanson KL, Johnson CM, Prakash UB, McKusick MA, Andrews JC, Stanson AW. Bronchial artery embolization : experience with 54 patients. Chest. 2002 Mar;121(3):789-95. doi: 10.1378/chest.121.3.789. PMID: 11888961.19Remy-Jardin M, Bouaziz N, Dumont P, Brillet PY, Bruzzi J, Remy J. Bronchial and nonbronchial systemic arteries at multi-detector row CT angiography: comparison with conventional angiography. Radiology. 2004 Dec;233(3):741-9. doi: 10.1148/radiol.2333040031. Epub 2004 Oct 14. PMID: 15486218.
- Đặc biệt hữu ích trong bệnh nhân xơ nang phổi.20Brinson GM, Noone PG, Mauro MA, Knowles MR, Yankaskas JR, Sandhu JS, Jaques PF. Bronchial artery embolization for the treatment of hemoptysis in patients with cystic fibrosis. Am J Respir Crit Care Med. 1998 Jun;157(6 Pt 1):1951-8. doi: 10.1164/ajrccm.157.6.9708067. PMID: 9620932.21Antonelli M, Midulla F, Tancredi G, Salvatori FM, Bonci E, Cimino G, Flaishman I. Bronchial artery embolization for the management of nonmassive hemoptysis in cystic fibrosis. Chest. 2002 Mar;121(3):796-801. doi: 10.1378/chest.121.3.796. PMID: 11888962.
- Thất bại sớm thường là do nhận định không đầy đủ về nguồn gốc của ho máu. Chụp động mạch sau gây tắc mạch có thể xác định thêm hệ thống mạch tổn thương, phổ biến nhất là từ động mạch liên sườn và cơ hoành.
- Tái xuất huyết (lên đến 20% trường hợp) trong vòng 1 năm.22Osaki S, Nakanishi Y, Wataya H, Takayama K, Inoue K, Takaki Y, Murayama S, Hara N. Prognosis of bronchial artery embolization in the management of hemoptysis. Respiration. 2000;67(4):412-6. doi: 10.1159/000029540. PMID: 10940796.23White RI Jr. Bronchial artery embolotherapy for control of acute hemoptysis: analysis of outcome. Chest. 1999 Apr;115(4):912-5. doi: 10.1378/chest.115.4.912. PMID: 10208183.
- Nguy cơ bao gồm tắc mạch phế quản hoặc hoại tử một phần phổi và hiếm hơn là bệnh lý thiếu máu cục bộ tủy sống do vô tình tắc các động mạch cột sống.
Thuốc cầm máu toàn thân
- Trên bệnh nhân ho ra máu ồ ạt và không ổn định, chỉ sử dụng thuốc cầm máu như một biện pháp trì hoãn, hoặc khi bệnh nhân có chống chỉ định và/hoặc không thể thực hiện nội soi phế quản thông thường, nội soi phế quản can thiệp, và phẫu thuật.
- Một số lựa chọn là yếu tố VII, vasopressin và axit aminocaproic.
Lựa chọn phẫu thuật
- Cắt thuỳ phổi hoặc cắt toàn bộ phổi giúp điều trị dứt điểm.
- Chỉ định: ho ra máu ồ ạt, dai dẳng, và khu trú hoặc một bên phổi mặc dù đã sử dụng những điều trị khác. Phẫu thuật đặc biệt hữu ích trên bệnh nhân đã ổn định lâm sàng với nguyên nhân ho ra máu sau: bệnh phổi hang (ví dụ u nấm aspergillus), ung thư biểu mô phế quản khu trú, dị dạng động tĩnh mạch, do chấn thương.24Jean-Baptiste E. Clinical assessment and management of massive hemoptysis. Crit Care Med. 2000 May;28(5):1642-7. doi: 10.1097/00003246-200005000-00066. PMID: 10834728.
- Chống chỉ định: dự trữ phổi kém, bệnh ác tính tiến triển, lao hoạt động, bệnh phổi lan tỏa, xuất huyết phế nang lan tỏa.
- Phẫu thuật cấp cứu có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao hơn so với phẫu thuật theo chương trình sau khi đã ổn định bệnh nhân.
Tiên lượng
Tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ho ra máu.25Bobrowitz ID, Ramakrishna S, Shim YS. Comparison of medical v surgical treatment of major hemoptysis. Arch Intern Med. 1983 Jul;143(7):1343-6. PMID: 6870407.26Corey R, Hla KM. Major and massive hemoptysis: reassessment of conservative management. Am J Med Sci. 1987 Nov;294(5):301-9. doi: 10.1097/00000441-198711000-00003. PMID: 3425580.
- Tử vong lên đến 80% ở những trường hợp ho ra máu ồ ạt do bệnh ác tính.
- Tử vong dưới 10% ở những trường hợp ho ra máu không ồ ạt.
- Tử vong dưới 1% ở những trường hợp ho ra máu do giãn phế quản và nhiễm khuẩn phổi.
Tài liệu tham khảo
- 1Expert Panel on Thoracic Imaging; Olsen KM, Manouchehr-Pour S, Donnelly EF, Henry TS, Berry MF, Boiselle PM, Colletti PM, Harrison NE, Kuzniewski CT, Laroia AT, Maldonado F, Pinchot JW, Raptis CA, Shim K, Tong BC, Wu CC, Kanne JP. ACR Appropriateness Criteria® Hemoptysis. J Am Coll Radiol. 2020 May;17(5S):S148-S159. doi: 10.1016/j.jacr.2020.01.043. PMID: 32370959.
- 2Flume PA, Mogayzel PJ Jr, Robinson KA, Rosenblatt RL, Quittell L, Marshall BC; Clinical Practice Guidelines for Pulmonary Therapies Committee; Cystic Fibrosis Foundation Pulmonary Therapies Committee. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: pulmonary complications: hemoptysis and pneumothorax. Am J Respir Crit Care Med. 2010 Aug 1;182(3):298-306. doi: 10.1164/rccm.201002-0157OC. PMID: 20675678.
- 3Fidan A, Ozdoğan S, Oruç O, Salepçi B, Ocal Z, Cağlayan B. Hemoptysis: a retrospective analysis of 108 cases. Respir Med. 2002 Sep;96(9):677-80. doi: 10.1053/rmed.2002.1359. PMID: 12243312.
- 4Adelman M, Haponik EF, Bleecker ER, Britt EJ. Cryptogenic hemoptysis. Clinical features, bronchoscopic findings, and natural history in 67 patients. Ann Intern Med. 1985 Jun;102(6):829-34. doi: 10.7326/0003-4819-102-6-829. PMID: 3994194.
- 5Marshall TJ, Flower CD, Jackson JE. The role of radiology in the investigation and management of patients with haemoptysis. Clin Radiol. 1996 Jun;51(6):391-400. doi: 10.1016/s0009-9260(96)80156-5. PMID: 8654002.
- 6Abal AT, Nair PC, Cherian J. Haemoptysis: aetiology, evaluation and outcome–a prospective study in a third-world country. Respir Med. 2001 Jul;95(7):548-52. doi: 10.1053/rmed.2001.1053. PMID: 11453310.
- 7McGuinness G, Beacher JR, Harkin TJ, Garay SM, Rom WN, Naidich DP. Hemoptysis: prospective high-resolution CT/bronchoscopic correlation. Chest. 1994 Apr;105(4):1155-62. doi: 10.1378/chest.105.4.1155. PMID: 8162743.
- 8Set PA, Flower CD, Smith IE, Chan AP, Twentyman OP, Shneerson JM. Hemoptysis: comparative study of the role of CT and fiberoptic bronchoscopy. Radiology. 1993 Dec;189(3):677-80. doi: 10.1148/radiology.189.3.8234690. PMID: 8234690.
- 9Saumench J, Escarrabill J, Padró L, Montañá J, Clariana A, Cantó A. Value of fiberoptic bronchoscopy and angiography for diagnosis of the bleeding site in hemoptysis. Ann Thorac Surg. 1989 Aug;48(2):272-4. doi: 10.1016/0003-4975(89)90087-8. PMID: 2764618.
- 10Jackson CV, Savage PJ, Quinn DL. Role of fiberoptic bronchoscopy in patients with hemoptysis and a normal chest roentgenogram. Chest. 1985 Feb;87(2):142-4. doi: 10.1378/chest.87.2.142. PMID: 3967521.
- 11Johnston H, Reisz G. Changing Spectrum of Hemoptysis: Underlying Causes in 148 Patients Undergoing Diagnostic Flexible Fiberoptic Bronchoscopy. Arch Intern Med. 1989;149(7):1666–1668. doi:10.1001/archinte.1989.00390070168029
- 12Saumench J, Escarrabill J, Padró L, Montañá J, Clariana A, Cantó A. Value of fiberoptic bronchoscopy and angiography for diagnosis of the bleeding site in hemoptysis. Ann Thorac Surg. 1989 Aug;48(2):272-4. doi: 10.1016/0003-4975(89)90087-8. PMID: 2764618.
- 13Lordan JL, Gascoigne A, Corris PA. The pulmonary physician in critical care * Illustrative case 7: Assessment and management of massive haemoptysis. Thorax. 2003 Sep;58(9):814-9. doi: 10.1136/thorax.58.9.814. PMID: 12947147; PMCID: PMC1746797.
- 14Morice RC, Ece T, Ece F, Keus L. Endobronchial argon plasma coagulation for treatment of hemoptysis and neoplastic airway obstruction. Chest. 2001 Mar;119(3):781-7. doi: 10.1378/chest.119.3.781. PMID: 11243957.
- 15Tremblay A, Marquette CH. Endobronchial electrocautery and argon plasma coagulation: a practical approach. Can Respir J. 2004 May-Jun;11(4):305-10. doi: 10.1155/2004/216243. PMID: 15254614.
- 16Tsukamoto T, Sasaki H, Nakamura H. Treatment of hemoptysis patients by thrombin and fibrinogen-thrombin infusion therapy using a fiberoptic bronchoscope. Chest. 1989 Sep;96(3):473-6. doi: 10.1378/chest.96.3.473. PMID: 2670463.
- 17Conlan AA, Hurwitz SS. Management of massive haemoptysis with the rigid bronchoscope and cold saline lavage. Thorax. 1980 Dec;35(12):901-4. doi: 10.1136/thx.35.12.901. PMID: 7268664; PMCID: PMC471410.
- 18Swanson KL, Johnson CM, Prakash UB, McKusick MA, Andrews JC, Stanson AW. Bronchial artery embolization : experience with 54 patients. Chest. 2002 Mar;121(3):789-95. doi: 10.1378/chest.121.3.789. PMID: 11888961.
- 19Remy-Jardin M, Bouaziz N, Dumont P, Brillet PY, Bruzzi J, Remy J. Bronchial and nonbronchial systemic arteries at multi-detector row CT angiography: comparison with conventional angiography. Radiology. 2004 Dec;233(3):741-9. doi: 10.1148/radiol.2333040031. Epub 2004 Oct 14. PMID: 15486218.
- 20Brinson GM, Noone PG, Mauro MA, Knowles MR, Yankaskas JR, Sandhu JS, Jaques PF. Bronchial artery embolization for the treatment of hemoptysis in patients with cystic fibrosis. Am J Respir Crit Care Med. 1998 Jun;157(6 Pt 1):1951-8. doi: 10.1164/ajrccm.157.6.9708067. PMID: 9620932.
- 21Antonelli M, Midulla F, Tancredi G, Salvatori FM, Bonci E, Cimino G, Flaishman I. Bronchial artery embolization for the management of nonmassive hemoptysis in cystic fibrosis. Chest. 2002 Mar;121(3):796-801. doi: 10.1378/chest.121.3.796. PMID: 11888962.
- 22Osaki S, Nakanishi Y, Wataya H, Takayama K, Inoue K, Takaki Y, Murayama S, Hara N. Prognosis of bronchial artery embolization in the management of hemoptysis. Respiration. 2000;67(4):412-6. doi: 10.1159/000029540. PMID: 10940796.
- 23White RI Jr. Bronchial artery embolotherapy for control of acute hemoptysis: analysis of outcome. Chest. 1999 Apr;115(4):912-5. doi: 10.1378/chest.115.4.912. PMID: 10208183.
- 24Jean-Baptiste E. Clinical assessment and management of massive hemoptysis. Crit Care Med. 2000 May;28(5):1642-7. doi: 10.1097/00003246-200005000-00066. PMID: 10834728.
- 25Bobrowitz ID, Ramakrishna S, Shim YS. Comparison of medical v surgical treatment of major hemoptysis. Arch Intern Med. 1983 Jul;143(7):1343-6. PMID: 6870407.
- 26Corey R, Hla KM. Major and massive hemoptysis: reassessment of conservative management. Am J Med Sci. 1987 Nov;294(5):301-9. doi: 10.1097/00000441-198711000-00003. PMID: 3425580.