Đánh giá tình trạng dinh dưỡng



Giới thiệu

Bệnh nhân cần được đánh giá về cả tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng lẫn tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng chuyên biệt.

Khai thác kỹ bệnh sử và khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm hợp lý là phương pháp tốt nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

Đánh giá lâm sàng

Bệnh sử
  • Đánh giá thay đổi khẩu phần ăn (số lượng bữa ăn, số lượng thức ăn từng bữa, và thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn). Nếu có thì cần khai thác nguyên nhân của sự thay đổi đó.
  • Sút cân không chủ định trên 10% khối lượng cơ thể trong vòng 6 tháng thường kết hợp với kết quả điều trị kém.1Dewys WD, Begg C, Lavin PT, Band PR, Bennett JM, Bertino JR, Cohen MH, Douglass HO Jr, Engstrom PF, Ezdinli EZ, Horton J, Johnson GJ, Moertel CG, Oken MM, Perlia C, Rosenbaum C, Silverstein MN, Skeel RT, Sponzo RW, Tormey DC. Prognostic effect of weight loss prior to chemotherapy in cancer patients. Eastern Cooperative Oncology Group. Am J Med. 1980 Oct;69(4):491-7. doi: 10.1016/s0149-2918(05)80001-3. PMID: 7424938.
  • Tìm những dấu hiệu của rối loạn hấp thu (tiêu chảy, sút cân).
  • Các triệu chứng của từng loại chất suy dinh dưỡng.
  • Phát hiện các yếu tố có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa (ví dụ nhiễm trùng, các bệnh viêm hay ác tính).
  • Đánh giá tình trạng thể chất của người bệnh (ví dụ nằm liệt giường, vận động bình thường hay giảm).
Khám lâm sàng
  • Theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO), người bệnh được đánh giá BMI theo các mức2World Health Organization. (2010, May 6). A healthy lifestyle – WHO recommendations. Retrieved June 24, 2024, from https://www.who.int/europe/news-room/fact-sheets/item/a-healthy-lifestyle—who-recommendations:
    • Thiếu cân:<18,5 kg/m2
    • Bình thường: 18,5–24,9 kg/m2
    • Thừa cân: 25–29,9 kg/m2
    • Béo phì độ I: 30,0–34,9 kg/m2
    • Béo phì độ II: 35–39,9 kg/m2
    • Béo phì độ III: ≥40,0 kg/m2
  • Bệnh nhân rất gầy (BMI <14 kg/m) hoặc sút cân nhanh và nghiêm trọng (bao gồm cả người có BMI trên mức bình thường) có nguy cơ tử vong cao và cần nhập viện để được hỗ trợ dinh dưỡng.
  • Tìm các dấu hiệu tiêu mô (tiêu mỡ hoặc teo cơ).
  • Đánh giá cơ lực các nhóm cơ để phát hiện các rối loạn nếu có.
  • Đánh giá tình trạng dịch: mất dịch (hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, khô niêm mạc) hoặc thừa dịch (phù, báng bụng).
  • Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng mất protein-dinh dưỡng ví dụ như vết thương lớn, bỏng, hội chứng thận hư, và dẫn lưu sau mổ. Đo thể tích dịch dẫn lưu và nồng độ các chất mỡ, protein trong dịch.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Chỉ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng chuyên biệt khi có dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm, do nồng độ của nhiều chất dinh dưỡng trong huyết tương có thể không phản ánh chính xác dự trữ thực trong cơ thể.

Không sử dụng nồng độ albumin và prealbumin huyết tương để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng ở bệnh nhân hay theo dõi hiệu quả của hỗ trợ dinh dưỡng. Vì nồng độ các protein này có tương quan với kết quả điều trị, mà viêm và chấn thương có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp và giáng hóa của chúng, do đó làm hạn chế giá trị của nó trong đánh giá về dinh dưỡng.3Apelgren KN, Rombeau JL, Twomey PL, Miller RA. Comparison of nutritional indices and outcome in critically ill patients. Crit Care Med. 1982 May;10(5):305-7. doi: 10.1097/00003246-198205000-00003. PMID: 7075221.4Apelgren KN, Rombeau JL, Twomey PL, Miller RA. Comparison of nutritional indices and outcome in critically ill patients. Crit Care Med. 1982 May;10(5):305-7. doi: 10.1097/00003246-198205000-00003. PMID: 7075221.

Phần lớn bệnh nhân nằm viện bị thiếu vitamin D, và nhân viên y tế cần lưu ý hơn về việc kiểm tra nồng độ 25–OH vitamin D huyết thanh.5Thomas MK, Lloyd-Jones DM, Thadhani RI, Shaw AC, Deraska DJ, Kitch BT, Vamvakas EC, Dick IM, Prince RL, Finkelstein JS. Hypovitaminosis D in medical inpatients. N Engl J Med. 1998 Mar 19;338(12):777-83. doi: 10.1056/NEJM199803193381201. PMID: 9504937.


Tài liệu tham khảo

  • 1
    Dewys WD, Begg C, Lavin PT, Band PR, Bennett JM, Bertino JR, Cohen MH, Douglass HO Jr, Engstrom PF, Ezdinli EZ, Horton J, Johnson GJ, Moertel CG, Oken MM, Perlia C, Rosenbaum C, Silverstein MN, Skeel RT, Sponzo RW, Tormey DC. Prognostic effect of weight loss prior to chemotherapy in cancer patients. Eastern Cooperative Oncology Group. Am J Med. 1980 Oct;69(4):491-7. doi: 10.1016/s0149-2918(05)80001-3. PMID: 7424938.
  • 2
    World Health Organization. (2010, May 6). A healthy lifestyle – WHO recommendations. Retrieved June 24, 2024, from https://www.who.int/europe/news-room/fact-sheets/item/a-healthy-lifestyle—who-recommendations
  • 3
    Apelgren KN, Rombeau JL, Twomey PL, Miller RA. Comparison of nutritional indices and outcome in critically ill patients. Crit Care Med. 1982 May;10(5):305-7. doi: 10.1097/00003246-198205000-00003. PMID: 7075221.
  • 4
    Apelgren KN, Rombeau JL, Twomey PL, Miller RA. Comparison of nutritional indices and outcome in critically ill patients. Crit Care Med. 1982 May;10(5):305-7. doi: 10.1097/00003246-198205000-00003. PMID: 7075221.
  • 5
    Thomas MK, Lloyd-Jones DM, Thadhani RI, Shaw AC, Deraska DJ, Kitch BT, Vamvakas EC, Dick IM, Prince RL, Finkelstein JS. Hypovitaminosis D in medical inpatients. N Engl J Med. 1998 Mar 19;338(12):777-83. doi: 10.1056/NEJM199803193381201. PMID: 9504937.