Đánh giá tim mạch trước phẫu thuật



Giới thiệu

Biến chứng tim mạch quanh phẫu thuật được định nghĩa là tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim (có hoặc không có ST chênh lên), suy tim cấp, và các rối loạn nhịp tim nặng trên lâm sàng.

Hội chẩn với bác sĩ nội khoa là để đánh giá nguy cơ tim mạch trước khi thực hiện thủ thuật. Không thể kết luận bệnh nhân hoàn toàn không có nguy cơ nào và luôn luôn có mức độ nguy cơ nhất định.

Dựa vào đánh giá các nguy cơ, hội đồng hội chẩn sẽ xác định các thăm dò cần làm thêm và đưa ra biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ.

Mặc dù hội chẩn trước phẫu thuật thường tập trung vào các nguy cơ tim mạch, nhưng cần nhớ rằng kết cục xấu còn do tình trạng bệnh nặng ở các cơ quan khác. Cần đánh giá toàn diện để tối ưu chăm sóc quanh phẫu thuật.

Dịch tễ học

Tỷ lệ biến cố tim mạch quanh phẫu thuật thay đổi đáng kể tùy thuộc vào định nghĩa được sử dụng và quần thể nghiên cứu. Nhìn chung có khoảng 50000 trường hợp nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật và 1 triệu biến cố tim mạch khác xảy ra hàng năm.1Fleisher LA, Eagle KA. Clinical practice. Lowering cardiac risk in noncardiac surgery. N Engl J Med. 2001 Dec 6;345(23):1677-82. doi: 10.1056/NEJMcp002842. PMID: 11759647 Những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật, nguy cơ tử vong nội viện khoảng 10% đến 15%.2Adesanya AO, de Lemos JA, Greilich NB, Whitten CW. Management of perioperative myocardial infarction in noncardiac surgical patients. Chest. 2006 Aug;130(2):584-96. doi: 10.1016/S0012-3692(15)51881-3. PMID: 16899865. Nhồi máu cơ tim quanh phẫu thuật xảy ra qua hai cơ chế khác nhau:

  • Loại I xảy ra do tình trạng bào mòn hoặc vỡ mảng xơ vữa không ổn định, dẫn đến tắc mạnh vành, thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim.
  • Loại II là kết quả của mất cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ oxy của cơ tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ kéo dài và đoạn ST chênh xuống.

Kết quả số liệu chụp mạch cho thấy các đoạn mạch hẹp sẵn đóng vai trò quan trọng trong các biến cố quanh phẫu thuật; tuy nhiên, một lượng đáng kể bệnh nhân nhồi máu cơ tim quanh phẫu thuật là do có liên quan đến “stress” (loại II) và không phải do mảng xơ vữa vỡ.3Ellis SG, Hertzer NR, Young JR, Brener S. Angiographic correlates of cardiac death and myocardial infarction complicating major nonthoracic vascular surgery. Am J Cardiol. 1996 May 15;77(12):1126-8. doi: 10.1016/s0002-9149(96)00130-0. PMID: 8644673.4Landesberg, G., Beattie, W. S., Mosseri, M., Jaffe, A. S., & Alpert, J. S. (2009). Perioperative myocardial infarction. Circulation, 119(23), 2936–2944. https://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.108.828228

Số liệu khám nghiệm tử thi cho thấy tình trạng nhồi máu cơ tim quanh phẫu thuật gây tử vong xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân bệnh nhiều nhánh động mạch vành và đặc biệt là thân chung vành trái (LMCA), với cơ chế tương tự như nhồi máu cơ tim không liên quan đến phẫu thuật.5Dawood MM, Gutpa DK, Southern J, Walia A, Atkinson JB, Eagle KA. Pathology of fatal perioperative myocardial infarction: implications regarding pathophysiology and prevention. Int J Cardiol. 1996 Nov 15;57(1):37-44. doi: 10.1016/s0167-5273(96)02769-6. PMID: 8960941.

Đánh giá lâm sàng

Khai thác bệnh sử và tiền sử cần chú ý xác định các bệnh đồng mắc. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến biến cố quanh phẫu thuật.

Những khuyến cáo hiện nay thường tập trung vào việc xác định các bệnh tim mạch tiển triển và các yếu tố nguy cơ đã biết đối với biến cố tim mạch liên quan đến phẫu thuật.

  • Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch tiến triển cần phải được đánh giá và điều tri:
    • Hội chứng mạch vành không ổn định.
    • Đau thắt ngực không ổn định hoặc nặng.
    • Nhồi máu cơ tim gần đây (trên 7 ngày và dưới 30 ngày).
    • Suy tim sung huyết mất bù (NYHA độ IV, suy tim tiến triển nặng hoặc mới mắc).
    • Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
    • Bệnh van tim nặng.
  • Yếu tố nguy cơ trên lâm sàng
    • Bệnh động mạch vành ổn định có từ trước.
    • Suy tim sung huyết còn bù hoặc có từ trước.
    • Đái tháo đường.
    • Tai biến mạch máu não cũ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
    • Suy thận.
  • Trường hợp khác
    • Tuổi trên 70 là yếu tố nguy cơ quan trọng, đã được chứng minh trong một vài nghiên cứu.6Boersma E, Poldermans D, Bax JJ, Steyerberg EW, Thomson IR, Banga JD, van De Ven LL, van Urk H, Roelandt JR; DECREASE Study Group (Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echocardiogrpahy). Predictors of cardiac events after major vascular surgery: Role of clinical characteristics, dobutamine echocardiography, and beta-blocker therapy. JAMA. 2001 Apr 11;285(14):1865-73. doi: 10.1001/jama.285.14.1865. PMID: 11308400.7McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Apple FS, Goldman S, Pierpont G, Larsen GC, Hattler B, Shunk K, Littooy F, Santilli S, Rapp J, Thottapurathu L, Krupski W, Reda DJ, Henderson WG. Predictors and outcomes of a perioperative myocardial infarction following elective vascular surgery in patients with documented coronary artery disease: results of the CARP trial. Eur Heart J. 2008 Feb;29(3):394-401. doi: 10.1093/eurheartj/ehm620. PMID: 18245121. Tuy nhiên, vẫn chưa thống nhất chấp nhận tuổi là một yếu tố nguy cơ độc lập.
    • Điện tâm đồ bất thường (ví dụ, phì đại thất trái, block nhánh trái, bất thường ST-T).
    • Không phải nhịp xoang (kiểm soát được nhịp và ổn định).
    • Tăng huyết áp kiểm soát kém.

Cần thăm khám lâm sàng toàn diện. Chú ý đánh giá những vấn đề sau:

  • Bằng chứng của tăng huyết áp: huyết áp tâm thu <180 và huyết áp tâm trương <110 thường là chấp nhận được. Xử trí tăng huyết áp giai đoạn III (huyết áp tâm thu >180 hoặc huyết áp tâm trương <110) đang còn tranh cãi. Có thể trì hoãn phẫu thuật chương trình để kiểm soát huyết áp ổn định về mức chấp nhận được, nhưng vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều và cũng không có khuyến cáo rõ ràng có thể phẫu thuật được sau khi điều trị bao nhiêu lâu.
  • Bằng chứng của suy tim (ví dụ áp lực tĩnh mạch cảnh cao, rales nổ/ẩm, hay tiếng tim T3)
  • Âm thổi gợi ý các tổn thương van tim. Các tổn thương hở van có triệu chứng thường dung nạp được khi phẫu thuật và có thể điều trị nội khoa nếu bệnh nhân còn khả năng bù trừ trước phẫu thuật. Trong khi đó, tổn thương hẹp van có triệu chứng như hẹp van hai lá và hẹp van động mạch chủ làm tăng nguy cơ đáng kể.
    • Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng (diện tích van <0,7 cm hoặc có chênh áp qua van 250 mmHg) có tỷ lệ xuất hiện biến cố tim mạch quanh phẫu thuật là khoảng 30% với tỷ lệ tử vong khoảng 10%.8Kertai MD, Bountioukos M, Boersma E, Bax JJ, Thomson IR, Sozzi F, Klein J, Roelandt JR, Poldermans D. Aortic stenosis: an underestimated risk factor for perioperative complications in patients undergoing noncardiac surgery. Am J Med. 2004 Jan 1;116(1):8-13. doi: 10.1016/j.amjmed.2003.07.012. PMID: 14706659.9Torsher LC, Shub C, Rettke SR, Brown DL. Risk of patients with severe aortic stenosis undergoing noncardiac surgery. Am J Cardiol. 1998 Feb 15;81(4):448-52. doi: 10.1016/s0002-9149(97)00926-0. PMID: 9485135.
    • Hẹp van động mạch chủ không có triệu chứng, và hẹp mức độ trung bình có nguy cơ ít hơn, và phẫu thuật có thể được xem xét sau khi được đánh giá cẩn thận.10Christ M, Sharkova Y, Geldner G, Maisch B. Preoperative and perioperative care for patients with suspected or established aortic stenosis facing noncardiac surgery. Chest. 2005 Oct;128(4):2944-53. doi: 10.1378/chest.128.4.2944. PMID: 16236971.
    • Biến chứng quanh phẫu thuật trên bệnh nhân hẹp van hai lá chưa được nghiên cứu nhiều. Trong trường hợp hẹp van hai lá nặng, cần cân nhắc nong van bằng bóng qua da trước khi tiến hành phẫu thuật.

Phân tầng nguy cơ

Năm 2007, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA) đưa ra hướng dẫn đánh giá từng bước để phân tầng nguy cơ tim mạch và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật không-tim-mạch (noncardiac) (hình bên dưới).11Fleisher LA, Beckman JA, Brown KA, Calkins H, Chaikof E, Fleischmann KE, Freeman WK, Froehlich JB, Kasper EK, Kersten JR, Riegel B, Robb JF, Smith SC Jr, Jacobs AK, Adams CD, Anderson JL, Antman EM, Buller CE, Creager MA, Ettinger SM, Faxon DP, Fuster V, Halperin JL, Hiratzka LF, Hunt SA, Lytle BW, Nishimura R, Ornato JP, Page RL, Tarkington LG, Yancy CW; American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines on Perioperative Cardiovascular Evaluation for Noncardiac Surgery); American Society of Echocardiography; American Society of Nuclear Cardiology; Heart Rhythm Society; Society of Cardiovascular Anesthesiologists; Society for Cardiovascular Angiography and Interventions; Society for Vascular Medicine and Biology; Society for Vascular Surgery. ACC/AHA 2007 guidelines on perioperative cardiovascular evaluation and care for noncardiac surgery: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines on Perioperative Cardiovascular Evaluation for Noncardiac Surgery): developed in collaboration with the American Society of Echocardiography, American Society of Nuclear Cardiology, Heart Rhythm Society, Society of Cardiovascular Anesthesiologists, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, Society for Vascular Medicine and Biology, and Society for Vascular Surgery. Circulation. 2007 Oct 23;116(17):e418-99. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.107.185699. Epub 2007 Sep 27. Erratum in: Circulation. 2008 Aug 26;118(9): e143-4. Erratum in: Circulation. 2008 Feb 5;117(5):e154. PMID: 17901357.

Bước 1: Xác định tính cấp thiết của phẫu thuật. Cần lưu ý là có nhiều phẫu thuật là không phải là cấp cứu, nhưng là phẫu thuật khẩn và không cho phép trì hoãn lâu để đánh giá tốn thời gian.

Bước 2: Đánh giá bệnh lý tim mạch đang tiến triển (xem phần đánh giá lâm sàng ở trên).

Bước 3: Xác định nguy cơ phẫu thuật cụ thể. Mặc dù cần đánh giá chuyên khoa, nguy cơ phẫu thuật nói chung có thể được chia như sau:

  • Các phẫu thuật nguy cơ thấp (dự đoán <1% nguy cơ biến cố tim mạch) bao gồm các thủ thuật ngoài da, phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật vú, nội soi, và hầu hết các can thiệp có thể được thực hiện trong phòng mổ lưu động.
  • Các phẫu thuật nguy cơ trung bình (dự đoán 1% đến 5% nguy cơ biến cố tim mạch) bao gồm cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, phẫu thuật trong ổ bụng, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật đầu và cổ, và phẫu thuật tuyến tiền liệt.
  • Phẫu thuật mạch máu liên quan đến tái thông mạch máu chi và phẫu thuật động mạch chủ thường có nguy cơ cao nhất (>5% nguy cơ biến cố tim mạch).

Bước 4: Đánh giá khả năng gắng sức của bệnh nhân.

  • Khả năng gắng sức kém (đương lượng chuyển hóa [metabolic equivalents, METs] <4) có liên quan với tăng nguy cơ biến cố tim mạch liên quan phẫu thuật.12Reilly DF, McNeely MJ, Doerner D, Greenberg DL, Staiger TO, Geist MJ, Vedovatti PA, Coffey JE, Mora MW, Johnson TR, Guray ED, Van Norman GA, Fihn SD. Self-reported exercise tolerance and the risk of serious perioperative complications. Arch Intern Med. 1999 Oct 11;159(18):2185-92. doi: 10.1001/archinte.159.18.2185. PMID: 10527296.13Older P, Hall A, Hader R. Cardiopulmonary exercise testing as a screening test for perioperative management of major surgery in the elderly. Chest. 1999 Aug;116(2):355-62. doi: 10.1378/chest.116.2.355. PMID: 10453862.
  • Mặc dù nghiệm pháp gắng sức là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng khả năng gắng sức cũng có thể được ước tính khá chính xác qua bản tự khai của bệnh nhân.14Hlatky MA, Boineau RE, Higginbotham MB, Lee KL, Mark DB, Califf RM, Cobb FR, Pryor DB. A brief self-administered questionnaire to determine functional capacity (the Duke Activity Status Index). Am J Cardiol. 1989 Sep 15;64(10):651-4. doi: 10.1016/0002-9149(89)90496-7. PMID: 2782256.
  • Ví dụ về các hoạt động chứng tỏ khả năng gắng sức ít nhất ở mức trung bình (>4 METs): Leo một hoặc hai đoạn cầu thang, đi bộ lên dốc, đi bộ liên tục với tốc độ nhanh.
  • Bệnh nhân có khả năng gắng sức >4 METs và không có triệu chứng có thể tiến hành phẫu thuật với nguy cơ tương đối thấp.

Bước 5: Đánh giá các yếu tố nguy cơ lâm sàng của bệnh nhân

  • Số lượng các yếu tố nguy cơ lâm sàng kết hợp với nguy cơ của từng loại phẫu thuật (ví dụ bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng trung bình nhưng chuẩn bị cho phẫu thuật mạch máu) quyết định bước điều trị tiếp theo.
  • Các yếu tố nguy cơ lâm sàng được lấy ra từ chỉ số nguy cơ tim sửa đổi (Revised Cardiac Risk Index, RCRI)15Lee TH, Marcantonio ER, Mangione CM, Thomas EJ, Polanczyk CA, Cook EF, Sugarbaker DJ, Donaldson MC, Poss R, Ho KK, Ludwig LE, Pedan A, Goldman L. Derivation and prospective validation of a simple index for prediction of cardiac risk of major noncardiac surgery. Circulation. 1999 Sep 7;100(10):1043-9. doi: 10.1161/01.cir.100.10.1043. PMID: 10477528.:
    • Bệnh tim thiếu máu cục bộ
    • Tiền sử tai biến mạch não cũ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
    • Tiền sử suy tim sung huyết
    • Suy thận (Creatinine >2.0 mg/dL)
    • Đái tháo đường (phải điều trị insulin)
  • Bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ lâm sàng thường có nguy cơ biến cố tim mạch thấp (<1%) và không cần can thiệp gì thêm. Bệnh nhân có thể tiến hành phẫu thuật.
  • Bệnh nhân có một hoặc hai yếu tố nguy cơ lâm sàng, thuộc nhóm nguy cơ biến cố tim mạch trung bình và có thể tiến hành phẫu thuật.
    • Nghiệm pháp gắng sức có thể giúp ước đoán nguy cơ biến cố tim mạch tốt hơn, do đó cân nhắc đề nghị nếu kết quả trả về là tăng nguy cơ có thể làm thay đổi quyết định quản lý và điều trị.16Fleisher LA. The preoperative electrocardiogram: what is the role in 2007? Ann Surg. 2007 Aug;246(2):171-2. doi: 10.1097/SLA.0b013e31811eb927. PMID: 17667492; PMCID: PMC1933569.
    • Điều quan trọng cần lưu ý là tái thông mạch máu nhiều khả năng không làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch quanh phẫu thuật trong nhóm này và do đó không được khuyến cáo thực hiện (xem phần Tái thông mạch máu bên dưới).17McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331.
  • Bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ lâm sàng trở lên, thuộc nhóm nguy cơ cao biến cố tim mạch, đặc biệt với các trường hợp phẫu thuật mạch máu.
    • Nghiệm pháp gắng sức giúp ước đoán nguy cơ tốt hơn, do đó cân nhắc đề nghị nếu mong muốn kết quả trả về cho phép vẫn tiếp tục thực hiện phẫu thuật.
    • Mặc dù nguy cơ cao, có bằng chứng rằng tái thông mạch máu trước phẫu thuật không cải thiện kết cục tim mạch trong nhóm bệnh nhân này (xem phần Tái thông mạch máu bên dưới).18McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331.19Poldermans D, Schouten O, Vidakovic R, Bax JJ, Thomson IR, Hoeks SE, Feringa HH, Dunkelgrün M, de Jaegere P, Maat A, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; DECREASE Study Group. A clinical randomized trial to evaluate the safety of a noninvasive approach in high-risk patients undergoing major vascular surgery: the DECREASE-V Pilot Study. J Am Coll Cardiol. 2007 May 1;49(17):1763-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.11.052. Epub 2007 Apr 16. PMID: 17466225.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo

  • Giá trị của điện tâm đồ thường quy còn đang tranh cãi, và làm điện tâm đồ thường không cần thiết.
  • Khuyến cáo hiện nay của ACC/AHA làm điện tâm đồ khi:20Allan S. Brett. Guidelines on Perioperative Cardiovascular EvaluationAnn Intern Med.2010;152:824[Epub 15 June 2010]. doi:10.7326/0003-4819-152-12-201006150-00016)
    • Bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ lâm sàng và chuẩn bị phẫu thuật mạch máu  Khuyến cáo loại I .
    • Bệnh nhân bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch vành, hoặc bệnh mạch máu não và chuẩn bị phẫu thuật nguy cơ trung bình. Khuyến cáo loại I .
    • Bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ lâm sàng và chuẩn bị phẫu thuật mạch máu  Khuyến cáo loại II .
    • Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ lâm sàng khác và chuẩn bị phẫu thuật nguy cơ trung bình  Khuyến cáo loại II .

Siêu âm tim lúc nghỉ

  • Nhìn chung, chỉ định siêu âm tim để đánh giá trước phẫu thuật không khác so với chỉ định ở những bệnh nhân không phẫu thuật. Siêu âm tim không phải chỉ định thường quy.
  • Cần siêu âm tim để đánh giá khi nghe tim thấy âm thổi gợi ý bệnh van tim nặng.
  • Cần đánh giá chức năng thất trái khi nghi ngờ suy tim sung huyết trên lâm sàng nhưng chưa được chẩn đoán hoặc tình trạng bệnh nhân xấu đi kể từ lần khám trước.

Nghiệm pháp gắng sức

  • Đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật như mô tả chi tiết ở trên giúp quyết định có cần nghiệm pháp gắng sức hay không.
  • Không nhất thiết phải đánh giá gắng sức thường quy ở tất cả các bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.
  • Ngay cả khi không có kế hoạch tái thông mạch máu (xem phần Tái thông mạch máu bên dưới), nghiệm pháp gắng sức cũng hữu ích khi đánh giá bệnh nhân nhiều khả năng thuộc nhóm nguy cơ cao. Nếu kết quả dương tính thì nguy cơ biến cố tim mạch trong phẫu thuật gia tăng đáng kể, trong khi kết quả âm tính gợi ý mức nguy cơ thấp hơn so mức nguy cơ ước đoán chỉ dựa trên các yếu tố lâm sàng.21Boersma E, Poldermans D, Bax JJ, Steyerberg EW, Thomson IR, Banga JD, van De Ven LL, van Urk H, Roelandt JR; DECREASE Study Group (Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echocardiogrpahy). Predictors of cardiac events after major vascular surgery: Role of clinical characteristics, dobutamine echocardiography, and beta-blocker therapy. JAMA. 2001 Apr 11;285(14):1865-73. doi: 10.1001/jama.285.14.1865. PMID: 11308400. Xem thêm bài “Bệnh tim thiếu máu cục bộ”.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chẹn β

  • Bằng chứng
    • Nhiều nghiên cứu đã khuyến cáo phải dùng thuốc chẹn β trước phẫu thuật ở những bệnh nhân mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và chuẩn bị phẫu thuật không-tim-mạch.22Mangano DT, Layug EL, Wallace A, Tateo I. Effect of atenolol on mortality and cardiovascular morbidity after noncardiac surgery. Multicenter Study of Perioperative Ischemia Research Group. N Engl J Med. 1996 Dec 5;335(23):1713-20. doi: 10.1056/NEJM199612053352301. Erratum in: N Engl J Med 1997 Apr 3;336(14):1039. PMID: 8929262. Lợi ích rõ ràng nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao chuẩn bị phẫu thuật mạch máu do thuốc chẹn β có tác dụng kiểm soát nhịp tim.23Poldermans D, Bax JJ, Schouten O, Neskovic AN, Paelinck B, Rocci G, van Dortmont L, Durazzo AE, van de Ven LL, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echo Study Group. Should major vascular surgery be delayed because of preoperative cardiac testing in intermediate-risk patients receiving beta-blocker therapy with tight heart rate control? J Am Coll Cardiol. 2006 Sep 5;48(5):964-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.03.059. Epub 2006 Aug 17. PMID: 16949487.
    • Theo kết quả nghiên cứu, thuốc metoprolol giải phóng chậm dùng liều cao chỉ định vào ngày phẫu thuật dẫn đến giảm các biến cố tim mạch nhưng gây tăng tỷ lệ tử vong và đột quy chung.24POISE Study Group; Devereaux PJ, Yang H, Yusuf S, Guyatt G, Leslie K, Villar JC, Xavier D, Chrolavicius S, Greenspan L, Pogue J, Pais P, Liu L, Xu S, Málaga G, Avezum A, Chan M, Montori VM, Jacka M, Choi P. Effects of extended-release metoprolol succinate in patients undergoing non-cardiac surgery (POISE trial): a randomised controlled trial. Lancet. 2008 May 31;371(9627):1839-47. doi: 10.1016/S0140-6736(08)60601-7. Epub 2008 May 12. PMID: 18479744.
  • Khuyến cáo
    • Theo hướng dẫn của ACC/AHA, không khuyến cáo dùng liều cao thuốc chẹn β thường quy và chưa điều chỉnh liều cho các bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật với nguy cơ trung bình và chưa dùng thuốc chẹn β trước đấy.25Circulation. (2009). 54(13).
    • Đối với bệnh nhân có tiền sử bị CAD hoặc có bằng chứng thiếu máu cơ tim khi thăm dò trước phẫu thuật, nên dùng thuốc chẹn β có điều chỉnh liều nhằm kiểm soát nhịp tim (mục tiêu 60 lần/phút) và huyết áp.26Beattie WS, Wijeysundera DN, Karkouti K, McCluskey S, Tait G. Does tight heart rate control improve beta-blocker efficacy? An updated analysis of the noncardiac surgical randomized trials.Anesth Analg. 2008 Apr;106(4):1039-48, table of contents. doi: 10.1213/ane.0b013e318163f6a9. PMID: 18349171.
    • Đối với bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật mạch máu hoặc có nguy cơ mức độ trung bình với hai hoặc nhiều yếu tố nguy cơ lâm sàng, dùng thuốc chẹn β là hợp lý.
    • Bệnh nhân đã dùng thuốc chẹn β nên tiếp tục duy trì.

Statins

  • Bằng chứng
    • Thuốc nhóm Statin, ngoài tác dụng hạ lipid máu còn có tác dụng cải thiện tình trạng tim mạch bằng cách tăng cường chức năng nội mô, giảm viêm mạch, ổn định mảng xơ vữa.
    • Kết quả hai nghiên cứu đã cho thấy giảm tỷ lệ biến cố tim mạch khi phẫu thuật ở những bệnh nhân phẫu thuật mạch máu có sử dụng statin.27Durazzo AE, Machado FS, Ikeoka DT, De Bernoche C, Monachini MC, Puech-Leão P, Caramelli B. Reduction in cardiovascular events after vascular surgery with atorvastatin: a randomized trial. J Vasc Surg. 2004 May;39(5):967-75; discussion 975-6. doi: 10.1016/j.jvs.2004.01.004. PMID: 15111846.28Mills EJ, Rachlis B, Wu P, Devereaux PJ, Arora P, Perri D. Primary prevention of cardiovascular mortality and events with statin treatments: a network meta-analysis involving more than 65,000 patients. J Am Coll Cardiol. 2008 Nov 25;52(22):1769-81. doi: 10.1016/j.jacc.2008.08.039. PMID: 19022156.
    • Một nghiên cứu phân tích gộp gần đây cho thấy sử dụng statin ở các bệnh nhân chưa dùng thuốc nhóm statin trước đó giúp giảm nguy cơ rung nhĩ và nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật, cũng như giảm thời gian nằm viện trung bình có ý nghĩa thống kê. Đáng chú ý, chỉ có 4 trong số 15 nghiên cứu tiến hành cả ở những bệnh nhân phẫu thuật không phải tim mạch.
  • Khuyến cáo
    • Bệnh nhân đang dùng thuốc nhóm statin nên được duy trì điều trị.
    • Bệnh nhân phẫu thuật mạch máu, và những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ chuẩn bị có các phẫu thuật trung bình, có thể có lợi nếu bắt đầu điều trị thuốc statin khi phẫu thuật.
    • Liều, thời gian điều trị, và mục tiêu giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) nhằm giảm nguy cơ khi phẫu thuật vẫn chưa được chỉ rõ.

Thuốc chủ vận α2

  • Bằng chứng: Nhiều nghiên cứu đánh giá lợi ích đối với biến cố tim mạch liên quan đến phẫu thuật của việc dùng thuốc chủ vận α2 (như clonidine). Các lợi ích của dùng thuốc này rất đa dạng và các chất chủ vận α2 có khả năng giảm tỷ lệ thiếu máu cục bộ liên quan đến phẫu thuật tim mạch hoặc không phải phẫu thuật tim.29Nishina, K., Mikawa, K., Uesugi, T., Obara, H., Maekawa, M., Kamae, I., & Nishi, N. (2002). Efficacy of clonidine for prevention of perioperative myocardial ischemia: A critical appraisal and meta-analysis of the literature. Anesthesiology, 96(2), 323–329. © 2002 American Society of Anesthesiologists, Inc. Lippincott Williams & Wilkins, Inc. 30Arthur W. WallaceDaniel GalindezAli SalahiehElizabeth L. LayugEleanor A. LazoKathy A. HaratonikDenis M. BoisvertDavid Kardatzke; Effect of Clonidine on Cardiovascular Morbidity and Mortality after Noncardiac Surgery. Anesthesiology 2004; 101:284–293 doi: https://doi.org/10.1097/00000542-200408000-00007).
  • Khuyến cáo
    • Clonidine có lợi ích bảo vệ tim mạch, nhưng bằng chứng vẫn chưa được kết luận.
    • Có thể sử dụng các thuốc chủ vận α2 để giảm nguy cơ biến cố tim mạch ở những bệnh nhân nguy cơ cao trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn β.
    • Nếu được sử dụng thì hiện nay chưa có phác đồ chuẩn. Phác đồ được sử dụng trong nghiên cứu nói trên là clonidine 0,2 mg uống vào buổi tối cùng với một • miếng dán clonidine 0,2 mg/ngày (chỉ một lần). Dùng thêm một liều 0,2 mg clonidin vào sáng ngày phẫu thuật do tác dụng chậm của miếng dán thẩm thấu qua da. Cần theo dõi sát huyết động.

Aspirin: Xem thêm phần “Tái thông mạch máu” bên dưới và bài “Xử trí chống đông và chống huyết khối quanh phẫu thuật”.

Tái thông mạch máu

Số liệu tốt nhất hiện có là của nghiên cứu CARP về tái thông mạch máu trước phẫu thuật, một nghiên cứu tiến cứu trên bệnh nhân có kế hoạch phẫu thuật mạch máu.31McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh mạch vành khi chụp mạch được chọn ngẫu nhiên để tái thông mạch máu hoặc không tái thông mạch máu. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ xuất hiện nhồi máu cơ tim hoặc tử vong trong vòng 30 ngày hoặc tỷ lệ tử vong khi theo dõi dọc thời gian dài.

Bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ lâm sàng trở lên và thiếu máu cục bộ tăng lên khi làm nghiệm pháp gắng sức được đánh giá trong một nghiên cứu nhỏ riêng biệt.32Poldermans D, Schouten O, Vidakovic R, Bax JJ, Thomson IR, Hoeks SE, Feringa HH, Dunkelgrün M, de Jaegere P, Maat A, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; DECREASE Study Group. A clinical randomized trial to evaluate the safety of a noninvasive approach in high-risk patients undergoing major vascular surgery: the DECREASE-V Pilot Study. J Am Coll Cardiol. 2007 May 1;49(17):1763-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.11.052. Epub 2007 Apr 16. PMID: 17466225. Kết quả cho thấy tỷ lệ biến cố cao trong cả hai nhóm tái thông mạch máu và không tái thông mạch máu, và không thấy lợi ích khi tái thông mạch máu.

Tóm lại, những nghiên cứu trên cho thấy nguy cơ biến cố tim mạch không thay đổi nếu tái thông mạch máu trước phẫu thuật, thậm chí trong nhóm có nguy cơ сао.

Tuy nhiên, chú ý là các bệnh nhân bệnh động mạch vành trái có thể có lợi nếu tái thông mạch trước phẫu thuật, theo kết quả phân tích số liệu của nghiên cứu CARP.33Garcia S, Moritz TE, Ward HB, Pierpont G, Goldman S, Larsen GC, Littooy F, Krupski W, Thottapurathu L, Reda DJ, McFalls EO. Usefulness of revascularization of patients with multivessel coronary artery disease before elective vascular surgery for abdominal aortic and peripheral occlusive disease. Am J Cardiol. 2008 Oct 1;102(7):809-13. doi: 10.1016/j.amjcard.2008.05.022. Epub 2008 Jul 2. PMID: 18805102.

Dựa trên những kết quả thu được, không khuyến cáo tái thông mạch mạch vành thường quy để giảm nguy cơ biến cố tim mạch khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, cần sàng lọc kỹ bệnh nhân để xác định những người nguy cơ cao mà tái thông mạch máu có thể giúp tăng cơ hội sống cho họ, bên cạnh nhu cầu phẫu thuật không-tim-mạch (noncardiac).

Bệnh nhân có stent mạch vành: xem bài “Điều trị chống đông và chống huyết khối liên quan đến phẫu thuật.

Lưu ý đánh giá tim mạch trong chấn thương chỉnh hình

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về mối tương quan giữa việc trì hoãn điều trị gãy cổ xương đùi với sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong.34Villar RN, Allen SM, Barnes SJ. Hip fractures in healthy patients: operative delay versus prognosis. Br Med J (Clin Res Ed). 1986 Nov 8;293(6556):1203-4. doi: 10.1136/bmj.293.6556.1203. PMID: 3096430; PMCID: PMC1341980.35Kenzora JE, McCarthy RE, Lowell JD, Sledge CB. Hip fracture mortality. Relation to age, treatment, preoperative illness, time of surgery, and complications. Clin Orthop Relat Res. 1984 Jun;(186):45-56. PMID: 6723159.

Đối với các can thiệp phẫu thuật khẩn (cần thực hiện trong vòng 48 giờ từ lúc chẩn đoán) thì, nhìn chung, nguy cơ kết cục xấu trong ngắn hạn và dài hạn do trì hoãn phẫu thuật vượt lên trên (outweigh) lợi ích của các xét nghiệm bổ sung tiền phẫu.

Những thăm dò chức năng tim không cần thiết trước phẫu thuật có thể là yếu tố nguy cơ độc lập của biến cố sau phẫu thuật ở những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi.36Cluett J, Caplan J, Yu W. Preoperative cardiac evaluation of patients with acute hip fracture. Am J Orthop (Belle Mead NJ). 2008 Jan;37(1):32-6. PMID: 18309382.

Trong trường hợp này, xử trí thỏa đáng nhất là tối ưu tình trạng nội khoa và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, và sau đó chuyển bệnh nhân vào phòng mổ ngay.

Phát hiện và theo dõi nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp nhồi máu sau phẫu thuật diễn ra trong vòng 48 đến 72 giờ hậu phẫu, phần lớn xảy ra trong 24 giờ đầu tiên.37Badner NH, Knill RL, Brown JE, Novick TV, Gelb AW. Myocardial infarction after noncardiac surgery. Anesthesiology. 1998 Mar;88(3):572-8. doi: 10.1097/00000542-199803000-00005. Erratum in: Anesthesiology. 1999 Feb;90(2):644. doi: 10.1097/00000542-199902000-00057. PMID: 9523798.38Thompson JS, Baxter BT, Allison JG, Johnson FE, Lee KK, Park WY. Temporal patterns of postoperative complications. Arch Surg. 2003 Jun;138(6):596-602; discussion 602-3. doi: 10.1001/archsurg.138.6.596. PMID: 12799329.39Devereaux PJ, Goldman L, Yusuf S, Gilbert K, Leslie K, Guyatt GH. Surveillance and prevention of major perioperative ischemic cardiac events in patients undergoing noncardiac surgery: a review. CMAJ. 2005 Sep 27;173(7):779-88. doi: 10.1503/cmaj.050316. PMID: 16186585; PMCID: PMC1216320.).

Hầu hết các trường hợp không biểu hiện đau ngực báo trước và cũng có thể không biểu hiện triệu chứng 40Mangano DT. Perioperative cardiac morbidity. Anesthesiology. 1990 Jan;72(1):153-84. doi: 10.1097/00000542-199001000-00025. PMID: 2404426..

Khuyến cáo hiện tại của ACC/AHA:

  • Làm điện tâm đồ ngay sau khi phẫu thuật và hậu phẫu ngày thứ nhất và thứ hai (tổng 3 lần) ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bệnh mạch vành nếu họ thực hiện phẫu thuật nguy cơ trung bình hoặc cao.
  • Định lượng troponin chỉ được khuyến cáo trong trường hợp thay đổi điện tâm đồ hoặc có các triệu chứng lâm sàng.
  • Không nhất thiết phải khảo sát ở những trường hợp phẫu thuật nguy cơ thấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong ở những bệnh nhân có chỉ số troponin bất thường sau phẫu thuật.41Bursi, F., Babuin, L., Barbieri, A., Politi, L., Zennaro, M., Grimaldi, T., Rumolo, A., Gargiulo, M., Stella, A., Modena, M. G., & Jaffe, A. S. (2005). Vascular surgery patients: Perioperative and long-term risk according to the ACC/AHA guidelines, the additive role of post-operative troponin elevation. European Heart Journal, 26(24), 2448-2456. https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehi43042Michael Levy, Diane Heels-Ansdell, Rajesh Hiralal, Mohit Bhandari, Gordon Guyatt, Salim Yusuf, Deborah Cook, Juan Carlos Villar, Matthew McQueen, Edward McFalls, Miodrag Filipovic, Holger Schünemann, John Sear, Pierre Foex, Wendy Lim, Giora Landesberg, Gilles Godet, Don Poldermans, Francesca Bursi, Miklos D. Kertai, Neera Bhatnagar, P. J. Devereaux; Prognostic Value of Troponin and Creatine Kinase Muscle and Brain Isoenzyme Measurement after Noncardiac Surgery: A Systematic Review and Meta-analysis. Anesthesiology 2011; 114:796–806 doi: https://doi.org/10.1097/ALN.0b013e31820ad50343Devereaux PJ, Xavier D, Pogue J, Guyatt G, Sigamani A, Garutti I, Leslie K, Rao-Melacini P, Chrolavicius S, Yang H, Macdonald C, Avezum A, Lanthier L, Hu W, Yusuf S; POISE (PeriOperative ISchemic Evaluation) Investigators. Characteristics and short-term prognosis of perioperative myocardial infarction in patients undergoing noncardiac surgery: a cohort study. Ann Intern Med. 2011 Apr 19;154(8):523-8. doi: 10.7326/0003-4819-154-8-201104190-00003. PMID: 21502650. Do đó cần điều trị nội khoa tích cực những trường hợp phát hiện tăng troponin nhưng không biểu hiện triệu chứng.

Nhồi máu cơ tim có triệu chứng cần được xử trí theo phác đồ tiêu chuẩn của hội chứng mạch vành cấp. Khi đó, vấn đề cần lưu ý là nguy cơ chảy máu do dùng thuốc kháng đông trên bệnh nhân hậu phẫu.


Tài liệu tham khảo

  • 1
    Fleisher LA, Eagle KA. Clinical practice. Lowering cardiac risk in noncardiac surgery. N Engl J Med. 2001 Dec 6;345(23):1677-82. doi: 10.1056/NEJMcp002842. PMID: 11759647
  • 2
    Adesanya AO, de Lemos JA, Greilich NB, Whitten CW. Management of perioperative myocardial infarction in noncardiac surgical patients. Chest. 2006 Aug;130(2):584-96. doi: 10.1016/S0012-3692(15)51881-3. PMID: 16899865.
  • 3
    Ellis SG, Hertzer NR, Young JR, Brener S. Angiographic correlates of cardiac death and myocardial infarction complicating major nonthoracic vascular surgery. Am J Cardiol. 1996 May 15;77(12):1126-8. doi: 10.1016/s0002-9149(96)00130-0. PMID: 8644673.
  • 4
    Landesberg, G., Beattie, W. S., Mosseri, M., Jaffe, A. S., & Alpert, J. S. (2009). Perioperative myocardial infarction. Circulation, 119(23), 2936–2944. https://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.108.828228
  • 5
    Dawood MM, Gutpa DK, Southern J, Walia A, Atkinson JB, Eagle KA. Pathology of fatal perioperative myocardial infarction: implications regarding pathophysiology and prevention. Int J Cardiol. 1996 Nov 15;57(1):37-44. doi: 10.1016/s0167-5273(96)02769-6. PMID: 8960941.
  • 6
    Boersma E, Poldermans D, Bax JJ, Steyerberg EW, Thomson IR, Banga JD, van De Ven LL, van Urk H, Roelandt JR; DECREASE Study Group (Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echocardiogrpahy). Predictors of cardiac events after major vascular surgery: Role of clinical characteristics, dobutamine echocardiography, and beta-blocker therapy. JAMA. 2001 Apr 11;285(14):1865-73. doi: 10.1001/jama.285.14.1865. PMID: 11308400.
  • 7
    McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Apple FS, Goldman S, Pierpont G, Larsen GC, Hattler B, Shunk K, Littooy F, Santilli S, Rapp J, Thottapurathu L, Krupski W, Reda DJ, Henderson WG. Predictors and outcomes of a perioperative myocardial infarction following elective vascular surgery in patients with documented coronary artery disease: results of the CARP trial. Eur Heart J. 2008 Feb;29(3):394-401. doi: 10.1093/eurheartj/ehm620. PMID: 18245121.
  • 8
    Kertai MD, Bountioukos M, Boersma E, Bax JJ, Thomson IR, Sozzi F, Klein J, Roelandt JR, Poldermans D. Aortic stenosis: an underestimated risk factor for perioperative complications in patients undergoing noncardiac surgery. Am J Med. 2004 Jan 1;116(1):8-13. doi: 10.1016/j.amjmed.2003.07.012. PMID: 14706659.
  • 9
    Torsher LC, Shub C, Rettke SR, Brown DL. Risk of patients with severe aortic stenosis undergoing noncardiac surgery. Am J Cardiol. 1998 Feb 15;81(4):448-52. doi: 10.1016/s0002-9149(97)00926-0. PMID: 9485135.
  • 10
    Christ M, Sharkova Y, Geldner G, Maisch B. Preoperative and perioperative care for patients with suspected or established aortic stenosis facing noncardiac surgery. Chest. 2005 Oct;128(4):2944-53. doi: 10.1378/chest.128.4.2944. PMID: 16236971.
  • 11
    Fleisher LA, Beckman JA, Brown KA, Calkins H, Chaikof E, Fleischmann KE, Freeman WK, Froehlich JB, Kasper EK, Kersten JR, Riegel B, Robb JF, Smith SC Jr, Jacobs AK, Adams CD, Anderson JL, Antman EM, Buller CE, Creager MA, Ettinger SM, Faxon DP, Fuster V, Halperin JL, Hiratzka LF, Hunt SA, Lytle BW, Nishimura R, Ornato JP, Page RL, Tarkington LG, Yancy CW; American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines on Perioperative Cardiovascular Evaluation for Noncardiac Surgery); American Society of Echocardiography; American Society of Nuclear Cardiology; Heart Rhythm Society; Society of Cardiovascular Anesthesiologists; Society for Cardiovascular Angiography and Interventions; Society for Vascular Medicine and Biology; Society for Vascular Surgery. ACC/AHA 2007 guidelines on perioperative cardiovascular evaluation and care for noncardiac surgery: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the 2002 Guidelines on Perioperative Cardiovascular Evaluation for Noncardiac Surgery): developed in collaboration with the American Society of Echocardiography, American Society of Nuclear Cardiology, Heart Rhythm Society, Society of Cardiovascular Anesthesiologists, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, Society for Vascular Medicine and Biology, and Society for Vascular Surgery. Circulation. 2007 Oct 23;116(17):e418-99. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.107.185699. Epub 2007 Sep 27. Erratum in: Circulation. 2008 Aug 26;118(9): e143-4. Erratum in: Circulation. 2008 Feb 5;117(5):e154. PMID: 17901357.
  • 12
    Reilly DF, McNeely MJ, Doerner D, Greenberg DL, Staiger TO, Geist MJ, Vedovatti PA, Coffey JE, Mora MW, Johnson TR, Guray ED, Van Norman GA, Fihn SD. Self-reported exercise tolerance and the risk of serious perioperative complications. Arch Intern Med. 1999 Oct 11;159(18):2185-92. doi: 10.1001/archinte.159.18.2185. PMID: 10527296.
  • 13
    Older P, Hall A, Hader R. Cardiopulmonary exercise testing as a screening test for perioperative management of major surgery in the elderly. Chest. 1999 Aug;116(2):355-62. doi: 10.1378/chest.116.2.355. PMID: 10453862.
  • 14
    Hlatky MA, Boineau RE, Higginbotham MB, Lee KL, Mark DB, Califf RM, Cobb FR, Pryor DB. A brief self-administered questionnaire to determine functional capacity (the Duke Activity Status Index). Am J Cardiol. 1989 Sep 15;64(10):651-4. doi: 10.1016/0002-9149(89)90496-7. PMID: 2782256.
  • 15
    Lee TH, Marcantonio ER, Mangione CM, Thomas EJ, Polanczyk CA, Cook EF, Sugarbaker DJ, Donaldson MC, Poss R, Ho KK, Ludwig LE, Pedan A, Goldman L. Derivation and prospective validation of a simple index for prediction of cardiac risk of major noncardiac surgery. Circulation. 1999 Sep 7;100(10):1043-9. doi: 10.1161/01.cir.100.10.1043. PMID: 10477528.
  • 16
    Fleisher LA. The preoperative electrocardiogram: what is the role in 2007? Ann Surg. 2007 Aug;246(2):171-2. doi: 10.1097/SLA.0b013e31811eb927. PMID: 17667492; PMCID: PMC1933569.
  • 17
    McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331.
  • 18
    McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331.
  • 19
    Poldermans D, Schouten O, Vidakovic R, Bax JJ, Thomson IR, Hoeks SE, Feringa HH, Dunkelgrün M, de Jaegere P, Maat A, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; DECREASE Study Group. A clinical randomized trial to evaluate the safety of a noninvasive approach in high-risk patients undergoing major vascular surgery: the DECREASE-V Pilot Study. J Am Coll Cardiol. 2007 May 1;49(17):1763-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.11.052. Epub 2007 Apr 16. PMID: 17466225.
  • 20
    Allan S. Brett. Guidelines on Perioperative Cardiovascular EvaluationAnn Intern Med.2010;152:824[Epub 15 June 2010]. doi:10.7326/0003-4819-152-12-201006150-00016)
  • 21
    Boersma E, Poldermans D, Bax JJ, Steyerberg EW, Thomson IR, Banga JD, van De Ven LL, van Urk H, Roelandt JR; DECREASE Study Group (Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echocardiogrpahy). Predictors of cardiac events after major vascular surgery: Role of clinical characteristics, dobutamine echocardiography, and beta-blocker therapy. JAMA. 2001 Apr 11;285(14):1865-73. doi: 10.1001/jama.285.14.1865. PMID: 11308400.
  • 22
    Mangano DT, Layug EL, Wallace A, Tateo I. Effect of atenolol on mortality and cardiovascular morbidity after noncardiac surgery. Multicenter Study of Perioperative Ischemia Research Group. N Engl J Med. 1996 Dec 5;335(23):1713-20. doi: 10.1056/NEJM199612053352301. Erratum in: N Engl J Med 1997 Apr 3;336(14):1039. PMID: 8929262.
  • 23
    Poldermans D, Bax JJ, Schouten O, Neskovic AN, Paelinck B, Rocci G, van Dortmont L, Durazzo AE, van de Ven LL, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; Dutch Echocardiographic Cardiac Risk Evaluation Applying Stress Echo Study Group. Should major vascular surgery be delayed because of preoperative cardiac testing in intermediate-risk patients receiving beta-blocker therapy with tight heart rate control? J Am Coll Cardiol. 2006 Sep 5;48(5):964-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.03.059. Epub 2006 Aug 17. PMID: 16949487.
  • 24
    POISE Study Group; Devereaux PJ, Yang H, Yusuf S, Guyatt G, Leslie K, Villar JC, Xavier D, Chrolavicius S, Greenspan L, Pogue J, Pais P, Liu L, Xu S, Málaga G, Avezum A, Chan M, Montori VM, Jacka M, Choi P. Effects of extended-release metoprolol succinate in patients undergoing non-cardiac surgery (POISE trial): a randomised controlled trial. Lancet. 2008 May 31;371(9627):1839-47. doi: 10.1016/S0140-6736(08)60601-7. Epub 2008 May 12. PMID: 18479744.
  • 25
    Circulation. (2009). 54(13).
  • 26
    Beattie WS, Wijeysundera DN, Karkouti K, McCluskey S, Tait G. Does tight heart rate control improve beta-blocker efficacy? An updated analysis of the noncardiac surgical randomized trials.Anesth Analg. 2008 Apr;106(4):1039-48, table of contents. doi: 10.1213/ane.0b013e318163f6a9. PMID: 18349171.
  • 27
    Durazzo AE, Machado FS, Ikeoka DT, De Bernoche C, Monachini MC, Puech-Leão P, Caramelli B. Reduction in cardiovascular events after vascular surgery with atorvastatin: a randomized trial. J Vasc Surg. 2004 May;39(5):967-75; discussion 975-6. doi: 10.1016/j.jvs.2004.01.004. PMID: 15111846.
  • 28
    Mills EJ, Rachlis B, Wu P, Devereaux PJ, Arora P, Perri D. Primary prevention of cardiovascular mortality and events with statin treatments: a network meta-analysis involving more than 65,000 patients. J Am Coll Cardiol. 2008 Nov 25;52(22):1769-81. doi: 10.1016/j.jacc.2008.08.039. PMID: 19022156.
  • 29
    Nishina, K., Mikawa, K., Uesugi, T., Obara, H., Maekawa, M., Kamae, I., & Nishi, N. (2002). Efficacy of clonidine for prevention of perioperative myocardial ischemia: A critical appraisal and meta-analysis of the literature. Anesthesiology, 96(2), 323–329. © 2002 American Society of Anesthesiologists, Inc. Lippincott Williams & Wilkins, Inc.
  • 30
    Arthur W. WallaceDaniel GalindezAli SalahiehElizabeth L. LayugEleanor A. LazoKathy A. HaratonikDenis M. BoisvertDavid Kardatzke; Effect of Clonidine on Cardiovascular Morbidity and Mortality after Noncardiac Surgery. Anesthesiology 2004; 101:284–293 doi: https://doi.org/10.1097/00000542-200408000-00007).
  • 31
    McFalls EO, Ward HB, Moritz TE, Goldman S, Krupski WC, Littooy F, Pierpont G, Santilli S, Rapp J, Hattler B, Shunk K, Jaenicke C, Thottapurathu L, Ellis N, Reda DJ, Henderson WG. Coronary-artery revascularization before elective major vascular surgery. N Engl J Med. 2004 Dec 30;351(27):2795-804. doi: 10.1056/NEJMoa041905. PMID: 15625331.
  • 32
    Poldermans D, Schouten O, Vidakovic R, Bax JJ, Thomson IR, Hoeks SE, Feringa HH, Dunkelgrün M, de Jaegere P, Maat A, van Sambeek MR, Kertai MD, Boersma E; DECREASE Study Group. A clinical randomized trial to evaluate the safety of a noninvasive approach in high-risk patients undergoing major vascular surgery: the DECREASE-V Pilot Study. J Am Coll Cardiol. 2007 May 1;49(17):1763-9. doi: 10.1016/j.jacc.2006.11.052. Epub 2007 Apr 16. PMID: 17466225.
  • 33
    Garcia S, Moritz TE, Ward HB, Pierpont G, Goldman S, Larsen GC, Littooy F, Krupski W, Thottapurathu L, Reda DJ, McFalls EO. Usefulness of revascularization of patients with multivessel coronary artery disease before elective vascular surgery for abdominal aortic and peripheral occlusive disease. Am J Cardiol. 2008 Oct 1;102(7):809-13. doi: 10.1016/j.amjcard.2008.05.022. Epub 2008 Jul 2. PMID: 18805102.
  • 34
    Villar RN, Allen SM, Barnes SJ. Hip fractures in healthy patients: operative delay versus prognosis. Br Med J (Clin Res Ed). 1986 Nov 8;293(6556):1203-4. doi: 10.1136/bmj.293.6556.1203. PMID: 3096430; PMCID: PMC1341980.
  • 35
    Kenzora JE, McCarthy RE, Lowell JD, Sledge CB. Hip fracture mortality. Relation to age, treatment, preoperative illness, time of surgery, and complications. Clin Orthop Relat Res. 1984 Jun;(186):45-56. PMID: 6723159.
  • 36
    Cluett J, Caplan J, Yu W. Preoperative cardiac evaluation of patients with acute hip fracture. Am J Orthop (Belle Mead NJ). 2008 Jan;37(1):32-6. PMID: 18309382.
  • 37
    Badner NH, Knill RL, Brown JE, Novick TV, Gelb AW. Myocardial infarction after noncardiac surgery. Anesthesiology. 1998 Mar;88(3):572-8. doi: 10.1097/00000542-199803000-00005. Erratum in: Anesthesiology. 1999 Feb;90(2):644. doi: 10.1097/00000542-199902000-00057. PMID: 9523798.
  • 38
    Thompson JS, Baxter BT, Allison JG, Johnson FE, Lee KK, Park WY. Temporal patterns of postoperative complications. Arch Surg. 2003 Jun;138(6):596-602; discussion 602-3. doi: 10.1001/archsurg.138.6.596. PMID: 12799329.
  • 39
    Devereaux PJ, Goldman L, Yusuf S, Gilbert K, Leslie K, Guyatt GH. Surveillance and prevention of major perioperative ischemic cardiac events in patients undergoing noncardiac surgery: a review. CMAJ. 2005 Sep 27;173(7):779-88. doi: 10.1503/cmaj.050316. PMID: 16186585; PMCID: PMC1216320.).
  • 40
    Mangano DT. Perioperative cardiac morbidity. Anesthesiology. 1990 Jan;72(1):153-84. doi: 10.1097/00000542-199001000-00025. PMID: 2404426.
  • 41
    Bursi, F., Babuin, L., Barbieri, A., Politi, L., Zennaro, M., Grimaldi, T., Rumolo, A., Gargiulo, M., Stella, A., Modena, M. G., & Jaffe, A. S. (2005). Vascular surgery patients: Perioperative and long-term risk according to the ACC/AHA guidelines, the additive role of post-operative troponin elevation. European Heart Journal, 26(24), 2448-2456. https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehi430
  • 42
    Michael Levy, Diane Heels-Ansdell, Rajesh Hiralal, Mohit Bhandari, Gordon Guyatt, Salim Yusuf, Deborah Cook, Juan Carlos Villar, Matthew McQueen, Edward McFalls, Miodrag Filipovic, Holger Schünemann, John Sear, Pierre Foex, Wendy Lim, Giora Landesberg, Gilles Godet, Don Poldermans, Francesca Bursi, Miklos D. Kertai, Neera Bhatnagar, P. J. Devereaux; Prognostic Value of Troponin and Creatine Kinase Muscle and Brain Isoenzyme Measurement after Noncardiac Surgery: A Systematic Review and Meta-analysis. Anesthesiology 2011; 114:796–806 doi: https://doi.org/10.1097/ALN.0b013e31820ad503
  • 43
    Devereaux PJ, Xavier D, Pogue J, Guyatt G, Sigamani A, Garutti I, Leslie K, Rao-Melacini P, Chrolavicius S, Yang H, Macdonald C, Avezum A, Lanthier L, Hu W, Yusuf S; POISE (PeriOperative ISchemic Evaluation) Investigators. Characteristics and short-term prognosis of perioperative myocardial infarction in patients undergoing noncardiac surgery: a cohort study. Ann Intern Med. 2011 Apr 19;154(8):523-8. doi: 10.7326/0003-4819-154-8-201104190-00003. PMID: 21502650.