Sự thích nghi của cơ thể người mẹ khi mang thai



Giới thiệu

Khi mang thai, người mẹ có sự thích nghi sinh lý để đáp ứng với nhu cầu trong thai kỳ, mục đích là:

  1. Nuôi dưỡng thai (tăng kích thước, cung cấp dinh dưỡng và oxygen, giải phóng chất thải của thai nhi).
  2. Bảo vệ thai (khỏi bị đói, khỏi tiếp xúc thuốc, chất độc).
  3. Chuẩn bị tử cung cho quá trình chuyển dạ.
  4. Bảo vệ người mẹ khỏi bị tổn thương tim mạch có thể xảy ra khi sinh.

Tuổi, chủng tộc, yếu tố di truyền, bệnh đi kèm của mẹ ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với thai kỳ của người mẹ.

Tất cả các hệ cơ quan của người mẹ phải thích ứng với thai kỳ. Chất lượng, mức độ, và thời gian của sự thích ứng khác nhau giữa các cá nhân cũng như các cơ quan khác nhau.

Hệ hô hấp

Sự thích ứng của đường hô hấp trong thai kỳ để cung cấp oxygen cho mẹ và thai, và để vận chuyển CO2, từ bào thai cho người mẹ.

Nhiều phụ nữ mang thai có cảm giác khó thở nhưng lại không phát hiện được bệnh lý nào. Hiện chưa có giải thích nào đầy đủ và rõ ràng cho vấn đề này.

Trong thai kỳ, có các cơ chế thay đổi hộ hấp như sau:

  • Xương sườn phát triển ra hai bên và cơ hoành nâng lên khoảng 4 cm.
  • Thể tích khí tăng 200 mL (40%), kết quả dung tích sống tăng 100-200 mL (5%) và thể tích cặn giảm 200 mL (20%), do đó giảm thể tích không khí trong phổi vào cuối kỳ thở ra. Nhịp thở không thay đổi. Kết quả cuối cùng là tăng thông khí phút và giảm PCO2 động mạch (xem bảng dưới đây).
  • PO2 động mạch hầu như không thay đổi. Nồng độ bicarbonate giảm cho phép độ pH vẫn không thay đổi. Do đó, khi mang thai trong cơ thể có tình trạng kiềm hô hấp còn bù.
pH PO2 (mmHg) PCO2 (mmHg)
Phụ nữ không mang thai7.4093-10035-40
Phụ nữ mang thai7.40 100-10528-30
Khác nhau về pH, PO2, và PCO2 giữa phụ nữ không mang thai và mang thai.

Hệ tim mạch

Progesterone gây giảm kháng lực mạch máu trong đầu thai kỳ, dẫn đến giảm huyết áp. Đáp ứng lại, cung lượng tim tăng khoảng 30%-50%.

Kích hoạt hệ thống renin-angiotensin làm tăng angiotensin II, gây tăng tái hấp thu sodium và nước (làm thể tích máu tăng 40%) và co các mạch máu ngoại vi.

Hệ tiêu hóa

Buồn nôn (“nghén”) xảy ra trong >70% trường hợp có thai. Triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần.

Progesterone gây giãn cơ trơn đường tiêu hóa, kết quả là sự làm rỗng dạ dày bị chậm và tăng hiện tượng trào ngược.

Thai kỳ có liên quan đến sỏi mật (sỏi túi mật). Hầu hết sỏi túi mật trong thai kỳ là sỏi cholesterol.

Mang thai khiến mẹ dễ mắc đái tháo đường do tăng các hormone kháng insulin của nhau thai, chủ yếu là hCS (human chorionic somatolactotropin). Điều này làm tăng đề kháng insulin và giảm hấp thu glucose ngoại vi ở người mẹ. Các cơ chế này để đảm bảo có thể cung cấp glucose liên tục cho thai nhi.

Hệ tiết niệu

Độ lọc cầu thận (GFR) tăng 50% vào đầu thai kỳ, dẫn đến tăng thanh thải creatinine và giảm 25% nồng độ creatinine và urea huyết thanh. Tăng GFR làm tăng lượng sodium được lọc qua cầu thận. Nồng độ aldosterone tăng từ hai đến ba lần để hấp thu lại sodium Tăng GFR cũng làm giảm quá trình tái hấp thu glucose. Do đó, có khoảng 15% phụ nữ mang thai bình thường có đường trong nước tiểu.

Thận và niệu quản ứ nước nhẹ là triệu chứng thường gặp trên siêu âm, do tăng nồng độ progesterone và một phần từ tử cung (mang thai) chèn ép vào.

5% phụ nữ mang thai có vi khuẩn trong nước tiểu. Mang thai không làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng tiểu không triệu chứng, nhưng các trường hợp này có nhiều khả năng tiến triển thành viêm thận-bể thận (20%-30%).

Hệ máu

Tăng thể tích nội mạch gây thiếu máu do pha loãng. Nồng độ erythropoietin tăng dẫn đến tổng số lượng hồng cầu tăng, nhưng không bao giờ bù đắp được tình trạng thiếu máu sinh lý này.

Số lượng bạch cầu có thể tăng nhẹ khi mang thai, nhưng tỉ lệ bạch cầu (%) thưởng không thay đổi khi xét nghiệm.

Giảm tiểu cầu nhẹ (<150.000 tiểu cẩu/mL) gặp trong 10% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân có thể là do pha loãng và hiếm khi có biểu hiện lâm sàng.

Khi mang thai có tình trạng tăng đông do tăng các yếu tố II (fibrinogen), VII, IX, và X. Những thay đổi này bảo vệ người mẹ khỏi bị mất máu quá nhiều khi sinh, nhưng cũng tăng nguy cơ tạo huyết khối.

Hệ nội tiết

Estrogen làm gan tăng sản xuất globulin gắn kết hormone tuyến giáp (thyroxine-binding globulin, TBG), dẫn đến sự gia tăng nồng độ hormone giáp (toàn phần). Tuy nhiên, nồng độ TSH, triiodothyronine (T3) tự do, và thyroxine (T4) tự do không thay đổi.

Nồng độ calcium huyết thanh giảm trong thai kỳ dẫn đến tăng hormone tuyến cận giáp, điều này sẽ làm tăng chuyển đổi cholecalcif- erol (vitamin D3) thành dạng hoạt động, 1,25–dihydroxycholecalcif- erol (DHCC), bởi 1-α-hydroxylase trong nhau thai. Điều này dẫn đến tăng hấp thu calcium từ đường ruột. Nổng độ aldosterone và cortisol tăng lên trong thai kỳ.

Prolactin tăng trong thai kỳ, nhưng chức năng hiện vẫn chưa rõ. Có lẽ hormone này đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tiết sữa sau sinh.

Hệ miễn dịch

Quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bị giảm trong suốt thai kỳ. Do đó, thai phụ tăng nguy cơ nhiễm virus và lao.

Hệ cơ xương và da

Sự thay đổi tư thế (vùng thắt lưng cong ra trước quá mức) và đau vùng hông lưng thường gặp trong thai kỳ. Tăng estrogen và MSH (melanocye-stimulating hormone) gây tăng sắc tố da ở rốn, đầu vú, đường giữa bụng (đường đen), và khuôn mặt (nám da mặt).

Tăng estrogen cũng có thể dẫn đến những thay đổi về da như sao mạch và lòng bàn tay son